môn Công nghệ 11
Để áp dụng phương pháp DHTDA vào môn Công nghệ 11 đạt được hiệu quả và phù hợp với những định hướng về DHTDA như đã nêu ra ở trên, cần tuân thủ một
số nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo tính phù hợp giữa nội dung môn Công nghệ 11 với đặc điểm của DHTDA
Thực tế cho thấy: Không phải nội dung nào của chương trình đào tạo môn Công nghệ 11cũng phù hợp với DHTDA. Để đảm bảo nguyên tắc này, cần lựa chọn nội dung thỏa mãn tính phù hợp với DHTDA như: nội dung phải có tính tích hợp cao, có định hướng hành động, định hướng sản phẩm, tạo hứng thú và tính tự lực cao của người học…
- Đảm bảo tính thực tiễn
Khi xây dựng, thiết kế các dự án học tập, người học phải gắn chặt việc học với thực tiễn sản xuất. Ví dụ như khi học Công nghệ đúc trong khuôn cát cần đưa vào các dự án học tập các hư hỏng đặc trưng, thường gặp của sản phẩm, để trên cơ sở đó, người học có thể tìm biện pháp khắc phục, giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo và phù hợp.
- Đảm bảo tính khả thi
Để áp dụng phương pháp DHTDA, cần có những điều kiện nhất định như: GV phải am hiểu về DHTDA, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, có đủ thời lượng cần thiết để có thể áp dụng phương pháp DHTDA trong môn Công nghệ
32
11. Nếu không có đủ những điều kiện này thì DHTDA sẽ không có tính khả thi. Bởi vậy, để đảm bảo tính khả thi, việc vận dụng DHTDA trong đào tạo môn Công nghệ 11 cần căn cứ vào điều kiện thực tế của từng trường.
- Đảm bảo tính hiệu quả
Tính hiệu quả thể hiện trên các mặt:
+ Kết thúc dự án học tập, người học có thể hoàn thành được một công việc nào đó của môn học và có sản phẩm cụ thể.
+ Nâng cao được chất lượng các công việc trong thời gian quy định.