Fama và French đã sửdụng cách tiếp cận hồi quy theo dãy số thời gian của Black, Jensen và Scholes (1972) với mô hình:
Ri= Rf+ (Rm– Rf)βi+siSMB + hiHML + ui
Trong đó:
o Ri: Lợi nhuận kỳvọng của tài sản i
o Rf: Lợi nhuận phi rủi ro
o Rmt–Rft: Lợi nhuận kỳvọng của danh mục thị trường
o βi, si, hi: Các biến phản ánh độ nhạy cảm của các nhân tố. Trong đó, βiđược gọi là beta chứng khoán ba nhân tố (để phân biệt beta chứng khoán trong mô hình CAPM)
o SMB: Chênh lệch giữa TSSL bình quân của danh mục có vốn hóa thị trường nhỏvà TSSL bình quân của danh mục có vốn hóa thị trường lớn.
o HML: Chênh lệch TSSL của các cổ phiếu “giá trị” so với các cổ phiếu tăng trưởng.
• Giải thích các biến trong mô hình:
Mô hình Fama–French 3 nhân tốchỉra rằngTSSL vượt trội của chứng khoán (Ri–Rf) chính là phần đóng góp của TSSL vượt trội thị trường [(Rm–Rf)βi] cộng với phần bù của quy mô (siSMB) và phần bù của giá trị(hiHML).
- TSSL thị trường vượt trội: là phần chênh lệch (Rm – Rf), đôi khi được gọi là phần bù thị trường (market premium) hay TSSL thị trường vượt trội, tức là phần
tăng thêm của TSSL do rủi ro của thị trường mang lại. Nhân tố này tương tự như trong mô hình CAPM.
- Phần bù của quy mô:
o SMB (Small Minus Big): đo lường lợi nhuận tăng thêm của NĐT khi đầu tư vào
những công ty có giá trị vốn hóa thị trường nhỏ. Phần lợi nhuận tăng thêm này đôi khi cònđược gọi là phần bù quy mô, tức là lợi nhuận do quy mô của công ty mang lại.
o Trong thực tế, dãy dữ liệu SMB được tính bằng TSSL bình quân của danh mục chứng khoán có giá trịvốn hóa thị trường (quy mô) nhỏtrừcho TSSL bình quân cùa danh mục chứng khoán có giá trị vốn hóa thị trường (quy mô) lớn. Một
SMB dương cho thấy rằng chứng khoán quy mô nhỏ luôn tốt hơn (TSSL cao hơn) những chứng khoán có quy mô lớn (TSSL thấp hơn). Một SMB âm biểu hiện điều ngược lại, chứng khoán có quy mô lớn sẽtốt hơn chứng khoán có quy mô nhỏ hơn.
o Người ta ám chỉ rằng, sự sai khác về lợi nhuận đối với công ty có giá trị lớn chính là một rủi ro thị trường. Hệsố ước lượng của biến SMB có ý nghĩa chứng tỏnó là một phần của rủi ro thị trường.
- Phần bù giá trị
o HML (High Minus Low) đo lường lợi nhuận tăng thêm của NĐT khi đầu tư vào
những công ty có tỷsốgiá trị sổsách trên giá trị thị trường (BE/ME) cao –tức là những cổ phiếu “giá trị”. HML còn được gọi là phần bù giá trị, tức là phần
o Nhân tố HML được tính bằng chênh lệch giữ TSSL bình quân của danh mục gồm 30% chứng khoán có BE/ME cao nhất và TSSL bình quân của danh mục gồm 30% chứng khoán có BE/ME thấp nhất.
o Người ta ám chỉ rằng, sự sai khác về lợi nhuận đối với công ty có giá trị lớn chính là một rủi ro thị trường. Hệsố ước lượng của biến HML có ý nghĩa chứng tỏnó là một phần của rủi ro thị trường.