CAPM
Vềgiống nhau, cảhai mô hình Fama – French và CAPM đều là mô hình lượng hóa mối quan hệgiữa rủi ro và TSSL của từng chứng khoán cụthể hăọc danh mục dựa trên
phương pháp hồi quy tuyến tính
Về khác nhau, Mô hìnhđịnh giá tài sản vốn CAPM đơn giản hơn rất nhiều so với mô hình Fama – French, nó chỉ dựa trên một nhân tố là phần bù thị trường trong khi mô hình Fama–French 3 nhân tốdựa trên 3 nhân tố đó là: phần bù thị trường, phần bù quy mô và phần bù giá trị.
1.4. Mô hình nghiên cứu
Mô hình Fama – French 3 nhân tố ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình CAPM bằng cách đưa thêm biến quy mô công ty (đo lường bằng vốn hóa) và giá trị công ty (đo lường bằng tỷsố giá trị sổsách trên giá trị thị trường, BE/ME) vào mô hìnhđể giải thích cho sự thay đổi vềlợi nhuận của cổphiếu.
Rit= Rft+ (Rmt– Rft)βit+siSMBt+ hiHMLt+ ut(1)
Rit- Rft= (Rmt– Rft)βit+siSMBt+ hiHMLt+ ut(2)
Trong đó:
o Rit: Lợi nhuận kỳvọng của tài sản I tại thời điểm t
o Rft: Lợi nhuận phi rủi ro tại thời điểm t
o Rmt: Lợi nhuận kỳvọng của danh mục thị trường tại thời điểm t
o SMBt: Phần bù quy mô tại thời điểm t
o HMLt: phần bù giá trị tại thời điểm t
Phương trình hồi quy được sửdụng:
Rit- Rft= α + (Rmt– Rft)β +siSMBt+ hiHMLt(3)
Lãi suất trái phiếu được coi như lãi suất phi rủi ro (rf). Lãi suất này được thu thập từ website: https://www.investing.com/ với từ khóa “Viet Nam 10 years bond yield monthly” trong giai đoạn7/2012 đến 7/2018.
Sốliệu vốn hóa thị trườngđược tính toán trên cơ sởsố lượng cổphiếu lưu hành và
giá trị thị trường, được thu thập và tính toán từwebsite: http://cafef.vn/
Sốliệu giá trịvốn chủsởhữu của các công ty niêm yết được thu thập từbáo cáo tài chính hằng năm trong suốt giai đoạn 7/2012 đến 7/2018 được thu thập từ website: http://cafef.vn/
Các danh mục (BH, BM, BL, SH, SM, SL - sẽ được trình bàyở dưới) được tái thiết lập mỗi năm một lần căn cứtrên hai tiêu chí là quy mô (vốn hóa thị trường) và tỷsốgiá trịsổsách trên giá trịthị trường của các cổphiếu.
• Phân chia danh mục đầu tư: Danh mục cổphiếu được xây dựng trên cơ sở2 yếu tốlà quy mô công ty và tỷsốgiá trị sổsách trên giá trị thị trường BE/ME.
- Yếu tố quy mô công ty (giá trị vốn hóa), số liệu vốn hóa thị trường được tính
toán trên cơ sởsố lượng cổ phiếu lưu hànhvà giá trị thị trường. Nếu giá trị vốn hóa của một công ty nào đó nhỏ hơn hoặc bằng 50% mức vốn hóa trung bình của toàn bộ thị trường thì công ty đó xếp vào danh mục có quy mô nhỏ (Danh mục S), và ngược lại, giá trị vốn hóa của một công ty nào đó lớn hơn 50% mức vốn hóa trung bình của toàn bộ thị trường thì công tyđó xếp vào danh mục có quy mô lớn (Danh mục B).
- Yếu tố tỷsốgiá trị sổ sách trên giá trị thị trường của các cổphiếu BE/ME. Giá trị sổsách và giá tị thị trường được tính dựa vào vốn chủsở hữu, khối lượng cổ
phiếu đang lưu hành và giá trịthị trường của cổ phiếu. Hay được hiểu là, tỷ số
BE/MEđược tính bằng tỷsổvốn chủsởhữu chia cho quy mô công ty. Theo đó,
những cổ phiếu nào có BE/ME thuộc nhóm 30% giá trị thấp nhất sẽ được xếp vào danh mục L (Low), 30% giá trị cao nhất sẽ được xếp vào danh mục H (High), những cổphiếu còn lại (hay 40%) được xếp vào danh mục M (Medium).
Như vậy, từhai yếu tố dùng để phân chia DMĐT nói trên, ta sẽ xây dựng được 6
DMĐT cổ phiếu dựa trên 2 yếu tố phân loại quy mô và 3 yếu tố phân loại tỷ số
BE/ME. Ký hiệu của 6 danh mục là: BH, BM, BL, SH, SL, SM. Ví dụ như ký hiệu BH là danh mục gồm cổ phiếu của những công ty có quy mô lớn và tỷ số BE/ME cao hay ký hiệu SL là danh mục gồm cổ phiếu của những công ty có quy mô nhỏ và tỷ số
BE/ME thấp. Cách lý luận tương tựcho các danh mục còn lại. Ta có bảng thiết lập 6 danh mục đầu tư trên như sau:
Bảng 1.1: Các danh mục được thiết lập Phân theo quy mô
Phân theo tỷ số BE/ME
S SL SM SH
B BL BM BH
Ngoài ra, ta xét thêm 5 danh mục nữa bao gồm: S, B, H, M, L là các danh mục đơn
sau khi phân chia từhai yếu tốlà quy mô công ty và giá trịsổsách trên giá trịthị trường. Trong đó, S là danh mục gồm các cổphiếu của những công ty có quy mô nhỏ, H là cổphiếu của những công ty có tỷsốBE/ME cao,…Cách lý luận tương tựcho các danh mục còn lại. Vậy ta có 11 danh mục cần tính toán.
• Tính toán các biến:
- SMB (Small Minus Big) đại diện cho phần rủi ro liên quan đến ảnh hưởng của nhân tốquy mô. Để tính được giá trị này, trước tiên ta chia 196 cổ phiếu thành hai danh mục S và B bằng cách: nếu giá trịvốn hóa của một công ty nào đó nhỏ hơn hoặc bằng 50% mức vốn hóa trung bình của toàn bộthị trường thì công ty
đó xếp vào danh mục có quy mô nhỏ (Danh mục S), và ngược lại, giá trị vốn hóa của một công ty nào đó lớn hơn 50% mức vốn hóa trung bình của toàn bộ
thị trường thì công tyđó xếp vào danh mục có quy mô lớn (Danh mục B). Ta sẽ có được 2 danh mục nhỏ là danh mục S và danh mục B. Tiếp tục tính TSSL trung bình theo tháng trong mỗi nămcủa các cổphiếu có trong từng danh mục S
và B. Để tính được SMB, ta lấy TSSL trung bình theo tháng như ởtrên của danh mục S trừ TSSL trung bình theo tháng của danh mục B. Ta sẽ có được giá trị
SMB mỗi tháng cần tính.
- HML (High Minus Low) đại diện cho phần rủi ro liên quan đến ảnh hưởng của tỷsốgiá trị sổ sách trên giá trị thị trường đến TSSL. Gía trị này được tính bằng
cách, trong mỗi một năm, dựa vào chỉ số BE/ME của các cổ phiếu, ta sắp xếp các giá trị này theo thứ tự từ cao đến thấp. Sau đó, do có 196 cổ phiếu đang được tính toán, ta chia 30% các cổphiếu có chỉ số BE/ME cao nhất (tương ứng 59 cổ phiếu) vào danh mục H, 40% các cố phiếu tiếp theo (tương ứng 78 cổ
phiếu) vào danh mục M, các cổphiếu còn lại, tức các cổphiếu có chỉsốBE/ME thấp nhất (tương ứng 59 cổ phiếu) sẽ được xếp vào danh mục L. Trong mỗi
năm, ta tính toán giá trịTSSL trung bình theo tháng của hai danh mục là H và L. Cuối cùng, ta lấy TSSL trung bình theo tháng của danh mục H trừ đi TSSL
trung bình theo tháng của danh mục L. Ta sẽ có được giá trị HML theo tháng của các cổphiếu.
- BL: danh mục gồm cổphiếu của những công ty có quy mô lớn và tỷ sốBE/ME thấp. Để tính được giá trị này, trước tiên ta gộp chung những cổ phiếu vừa có quy mô lớn (thuộc danh mục B) và có tỷ số BE/ME thấp (thuộc danh mục L) trong cùng một năm. Tiếp theo, tính TSSL trung bình theo tháng của các cổ
phiếu này. Ta sẽ tính được giá trị BL theo tháng của các cổphiếu.
- BM: danh mục gồm cổphiếu của những công ty có quy mô lớn và tỷsốBE/ME trung bình. Để tính được giá trị này, trước tiên ta gộp chung những cổphiếu vừa có quy mô lớn (thuộc danh mục B) và có tỷ số BE/ME trung bình (thuộc danh mục M) trong cùng một năm. Tiếp theo, tính TSSL trung bình theo tháng của các cổphiếu này. Ta sẽ tính được giá trịBM theo tháng của các cổphiếu.
- BH: danh mục gồm cổphiếu của những công ty có quy mô lớn và tỷsốBE/ME cao. Để tính được giá trị này, trước tiên ta gộp chung những cổ phiếu vừa có quy mô lớn (thuộc danh mục B) và có tỷ số BE/ME cao (thuộc danh mục H) trong cùng một năm. Tiếp theo, tính TSSL trung bình theo tháng của các cổ
- SL: danh mục gồm cổ phiếu của những công ty có quy mô nhỏvà tỷsốBE/ME thấp. Để tính được giá trị này, trước tiên ta gộp chung những cổ phiếu vừa có quy mô nhỏ (thuộc danh mục S) và có tỷ số BE/ME thấp (thuộc danh mục L) trong cùng một năm. Tiếp theo, tính TSSL trung bình theo tháng của các cổ
phiếu này. Ta sẽ tính được giá trị SL theo tháng của các cổphiếu.
- SM: danh mục gồm cổphiếu của những công ty có quy mô nhỏvà tỷsốBE/ME trung bình. Để tính được giá trị này, trước tiên ta gộp chung những cổphiếu vừa có quy mô nhỏ (thuộc danh mục S) và có tỷ số BE/ME trung bình (thuộc danh mục M) trong cùng một năm. Tiếp theo, tính TSSL trung bình theo tháng của các cổphiếu này. Ta sẽ tính được giá trịSM theo tháng của các cổphiếu.
- SH: danh mục gồm cổphiếu của những công ty có quy mô nhỏvà tỷsốBE/ME cao. Để tính được giá trị này, trước tiên ta gộp chung những cổ phiếu vừa có quy mô nhỏ (thuộc danh mục S) và có tỷ số BE/ME cao (thuộc danh mục H) trong cùng một năm. Tiếp theo, tính TSSL trung bình theo tháng của các cổ
phiếu này. Ta sẽ tính được giá trị SH theo tháng của các cổphiếu.
- B: danh mục gồm cổ phiếu của những công ty có quy mô lớn. Để tính được giá trị này, trước tiên trong mỗi một năm, như đã phân chia ở trên, ta có được hai danh mục nhỏlà danh mục S và danh mục B. Tính TSSL theo tháng của các cổ
phiếu thuộc danh mục B trong mỗi năm, ta sẽ có được giá trịB theo tháng. - S: danh mục gồm cổphiếu của những công ty có quy mô nhỏ. Để tính được giá
trị này, trước tiên trong mỗi một năm, như đã phân chia ở trên, ta có được hai danh mục nhỏlà danh mục S và danh mục B. Tính TSSL theo tháng của các cổ
phiếu thuộc danh mục S trong mỗi năm, ta sẽ có được giá trịS theo tháng.
- H: danh mục gồm cổphiếu của những công ty có tỷsốgiá trị sổsách trên giá trị
thị trường cao. Để tính được giá trị này, trước tiên trong mỗi một năm, như đã phân chia ở trên, ta có được hai danh mục nhỏ là danh mục H, danh mục M và
danh mục L. Tính TSSL theo tháng của các cổ phiếu thuộc danh mục H trong mỗi năm, ta sẽ có được giá trị H theo tháng.
- M: danh mục gồm cổphiếu của những công ty có tỷsốgiá trị sổsách trên giá trị
thị trường trung bình. Để tính được giá trị này, trước tiên trong mỗi một năm, như đã phân chiaở trên, ta có được hai danh mục nhỏlà danh mục H, danh mục M và danh mục L. Tính TSSL theo tháng của các cổ phiếu thuộc danh mục M trong mỗi năm, ta sẽ có được giá trị M theo tháng.
- L: danh mục gồm cổphiếu của những công ty có tỷsốgiá trịsổsách trên giá trị
thị trường thấp. Để tính được giá trị này, trước tiên trong mỗi một năm, như đã phân chia ở trên, ta có được hai danh mục nhỏ là danh mục H, danh mục L và danh mục M. Tính TSSL theo tháng của các cổ phiếu thuộc danh mục L trong mỗi năm, ta sẽ có được giá trị L theo tháng.
- TSSL của cổ phiếu: Giá của cổ phiếu được sử dụng trong bài là giá đóng cửa phiên giao dịch vào ngày cuối cùng. Nếu ngày cuối cùng của tháng là ngày không giao dịch thì giá được lựa chọn là giá đóng cửa ngày cuối cùng có giao dịch trong tháng. Từ đó tính được TSSL theo tháng của cổ phiếu theo công thức:
Ri,t=
Trong đó:
o Ri,t: TSSL theo tháng t của cổphiếu i
o Pt: giá cổphiếu i vào ngày cuối tháng t
o Pt-1: giá cổphiếu I vào ngày cuối tháng t-1
- TSSL của danh mục (theo tháng): được tính bằng giá trị TSSL trung bình theo tháng của các cổphiếu có trong danh mục.
- TSSL thị trường (Rm): 196 cổ phiếu được chọn đang niêm yết trên sàn HOSE nên chọn chỉsốVN-Index làm đại diện tính toán TSSL thị trường. Chỉsố
VN-Indexđược sửdụng là chỉ sốgiao dịch vào ngày cuối cùng. Từ đó tính được TSSL thị trường theo công thức:
Rm,t= :
Trong đó:
o Rm,t: TSSL của thị trường tháng t
o Vn-Indext, VN-Indext-1: chỉsốVN-Index ngày cuối cùng của tháng t và tháng t-1
Chương 2: Kiểm định mô hình 3 nhân tố FAMA- FRENCH trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh