Các giai đoạn phát triển của TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận kiểm định mô hình 3 nhân tố FAMA – FRENCH trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 41)

TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào năm 2000, gần 20 năm hoạt

động đã không ngừng hoàn thiện và phát triển. Lúc thành lậpcho đến hiện nay, TTCK

đã trải qua nhiều biến động, có lúc thăng hoa cũng có lúc lao dốc. Để hiểu rõ hơn về

TTCK Việt Nam qua các giai đoạn cũng như sự biến động của 196 mã cổ phiếu được chọn từHOSE chúng ta cần nghiên cứu biến động của chỉ sốVnIndex - chỉ sốthểhiện

xu hướng biến động giá của tất cảcổphiếu niêm yết và giao dịch tại HOSE.

Biể u đồ 2.1. Chỉ số Vn-Index trong giai đoạ n 2000-2005

(Nguồn: cophieu68.com)

TTCK Việt Nam chính thức được khai sinh với sự ra đời của trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh vào ngày 20/7/2000 và phiên giao dịch đầu tiên được tổ chức vào ngày 28/7/2000 chỉ với 2 mã cổ phiếu là REE (Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE) và SAM (Công ty cổ phần SAM Holdings) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít Trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. Chỉ số VnIndex ở thời điểm này ở mức 100 điểm.

Từ thời điểm đi vào hoạt động đến trước năm 2005, đặc biệt vào cuối tháng

7/2001, tức chỉ sau 6 tháng đầu năm,chỉ số VnIndex tăng đột biến từ 100 điểm lên 571 điểm, tức là tăng gấp 5,7 lần so với thời điểm tháng 7/2000. Nhưng chưa đầy 4 tháng, các cổ phiếu niêm yết đã mất tới 70% giá trị, từ năm 2001 đến 2003, chỉ số VnIndex giảm dần đều từ 571 điểm xuống còn 130 điểm, tức là giảm khoảng 4,39 lần so với năm 2001. Từ 2004 đến 2005, chỉ số VnIndex có xu hướng cải thiện hơn, từ mốc 200 điểm lên quanh mốc 300 điểm. Vì sựbiến động lên xuống thất thường của chỉ sốVM- Index, nhiều NĐT e ngại rủi ro đã rút khỏi thị trường, trong khi đó, một số NĐT khác

vẫn bám trụvà tiếp tục mua bán các loại cổphiếu. 0 100 200 300 400 500 600 7/28/2000 7/28/2001 7/28/2002 7/28/2003 7/28/2004 7/28/2005 Chỉ số VnIndex Chỉ sốVnIndex

Ngày 8/3/2005, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức đi vào hoạt

động. Từthời điểm này, tỷlệnắm giữ NĐT nước ngoài nâng từ30% lên 49%.

Trong 5 năm đầu, chỉ số VnIndex lúc cao nhất là 300 điểm, lúc thấp nhất xuống chỉ còn 130 điểm. Thị trường không thực sựthu hút sự quan tâm của công chúng vì nhiều lý do khác nhau, có thể kể đến là thị trường mới hoạt động, chưa có được tiếng vang lớn, số lượng cô ty còn quá ít và quy mô còn nhỏ.

Tóm lại, giai đoạn 2000 – 2005 được ví von như giai đoạn chập chững biết đi của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Giai đoạn 2006 – 2011

Năm 2006 được coi là mốc thời gian phát triển đột phá của thị trường chứng khoán Việt Nam với hoạt động giao dịch sôi động của 3 sàn: Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm giao dịch Hà Nội và thị trường OTC. Cũng chính thời gian này, kỷ lục mới của chỉ số VnIndex được lập ra, đạt 751,77 điểm vào cuối 2006. So với đầu năm thì chỉ số VnIndex tăng trưởng đến 146%, một con số đáng nể.

Biể u đồ 2.2. Chỉ số VN-Index trong giai đoạ n 2006-2011

(Nguồn: cophieu68.com) 0 500 1000 1500 1/3/2006 1/3/2007 1/3/2008 1/3/2009 1/3/2010 1/3/2011 Chỉ số VnIndex Chỉ sốVnIndex

Kể từ năm 2006, là thời điểm đánh dấu diện mạo mới với hoạt động giao dịch sôi nổi tại 3 sàn: Sởgiao dịch Tp.HCM, Trung tâm giao dịch Hà Nội và thị trường OTC.

Vào ngày 1/1/2007, Luật Chứng khoán chính thức có hiệu lực, sự kiện này đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Chỉ số VnIndex tiếp tục trên đà tăng trưởng cao, đạt đỉnh1.170,67 điểm. Tăng hơn 1000 điểm so với thời điểm năm 2000. Năm 2007, được ghi nhận như là năm thăng hoa nhất của lịch sử 8 năm hoạt động của TTCK Việt Nam.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái kinh tế toàn cầuđã có tác động không nhỏ tới TTCK năm 2008. Chỉ số VN-Index giảm điểm, thị giá các loại cổphiếu giảm mạnh. Cụ thể, từ mốc đỉnh 1.170,67 của năm 2007 xuống còn 284,06 điểm

(11/12/2008).

Năm 2009, năm đầu tiên TTCK Việt Nam có sựliên kết với TTCK thế giới, vì vậy, tuy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ nhưng TTCK vẫn có những bước phát triển đáng kể. Cụ thể, từ ngày 2/1/2009 đến hết 22/10/2009 thì VnIndex đã tăng 306,87 điểm.Giai đoạn 2010 – 2011 là giai đoạn thăng trầm của chứng khoán Việt Nam. Chỉ số VnIndex có quanh quẩn ở mốc 300 – 500 điểm.

Năm 2010, thường được nhắc tới là năm thăng trầm của TTCK Việt Nam. dưới tác động từ Thông tư 13 của NHNN, cộng hưởng với ảnh hưởng của cuộc khủng nợ công Châu Âu cùng chính sách tiền tệ thắt chặt nên thị trường bắt đầu rơi vào giai đoạn không ổn định. Từ mức điểm 530,68 vào ngày 7/1/2010 chỉ số VnIndex rớt xuống 471,85 điểm vào ngày 22/1/2010. Điểm sáng của thị trường là thanh khoản của thị trường vẫn duy trì ở mứcổn định. Nền kinh tếcủa Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng vẫn được đánh giá khá sảng sủa. Tuy nhiên đến 6/5/2010, VnIndex lại đạt mức đỉnh điểmvới 574,02 điểm, mức cao nhất trong năm 2010. Nhưng chỉsau nửa năm, từ

7/5/2010 đến 25/8/2010, VN-Index lại giảm mạnh xuống 423.89 điểm, mức thấp nhất

trong năm 2010, giảm tới 22.9% so với thời kỳ tăng mạnh trước đó.

Năm 2011 là một năm đầy biến động đối với TTCK Việt Nam. TTCK Việt Nam

được đánh giá là một trong những thị trường sụt giảm mạnh nhất trên thếgiới. Dưới sự ảnh hưởng của lạm phát cao, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, các doanh nghiệp không hoàn thành được mục tiêu đãđặt ra(đặc biệt là các công ty về bất động sản),… Chính những nguyên nhân đó dẫn đến VnIndex giảm nhanh. Cụ thể, vào 9/2/2011 chỉ số VnIndex là 522,49 điểm (cao nhất 2011), nhưng đến cuối năm (27/12/2011) chỉ số này chỉ còn 346,48 điểm (thấp nhất 2011), tức là giảm tới 176,01 điểm.TTCK thời điểm này tiềm tàng rất nhiều rủi ro cho NĐT.

Giai đoạn 2012 – Quý 3 năm 2018

Năm 2012, TTCK Việt Nam những tháng đầu năm vẫn không khả quan hơn so với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm 2011, cho đến tháng cuối năm, sự ra đời của chỉ số VN30, việc giảm lãi suất từ 14%/năm xuống còn 9%/năm hay việc Thủ tướng Chính phủ ký ban hành 3 văn bản thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý TTCK Việt Nam đã giúp cho chỉ số

Biể u đồ 2.3. Chỉ số VN-Index trong giai đoạ n 2012-Quý 3 năm 2018

(Nguồn: cophieu68.com)

Trong năm 2013, ảnh hưởng từ những chuyển biến tích cực trong năm 2012,

TTCK Việt Nam vẫn có những bước tiến đáng kể và được xếp trong top 10 TTCK có mức độ phục hồi mạnh nhất trên thế giới. Cộng thêm những diễn biến khả quan khác của nền kinh tế như kinh tế vĩ mô đã có những bước ổn định, các giải pháp vĩ mô đã dần phát huy tác dụng, lạm phát được kiềm chế. Trên TTCK, các giải pháp như giảm thuế với chuyển nhượng chứng khoán, kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giao dịch,…Do vậy, Chỉ số VN-Index tăng gần 23% so với cuối

năm 2012. Ngoài ra, các chính sách còn giúp tăng thanh khoản trên thị trường, quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên tăng 31% so với năm 2012.

Năm 2014 là năm TTCK phát triển đáng kể, chỉsốvà KLGDtăng, phản ánh những chuyển biến tốt của nền kinh tế. Ngày 3/9/2014, chỉ số VN-Index tăng cao với mức

điểm 640,75 sau khoảng thời gian dài 6 năm. Tuy nhiên, cũng có những khoảng thời 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1/3/2012 1/3/2013 1/3/2014 1/3/2015 1/3/2016 1/3/2017 1/3/2018 Chỉ sốVnIndex Chỉ sốVnIndex

gian do ảnh hướng từ các yếu tố bên ngoài, chỉ số Vn-Index cũng có những khoảng giảm đáng kể.

Năm 2015 là thời điểm có nhiều chuyển biến của TTCK. Từ tháng 1/2015 đến

05/03/2015 VnIndex tăng mạnh từ 526 điểm và đạt đỉnh tại 602 điểm. Kì vọng lạc quan vềtình hình kinh tếvĩ mô kích thích tăng trưởng kinh tế như hiệp định TPP, FTA, nới “room” cho Nhà đầu tư nước ngoài (“room” được hiểu là khối lượng chứng khoán

mà Nhà đầu tư nước ngoài được phép mua). Từ 05/03 đến 18/05/2015, VnIndex giảm từ 602 điểm về mức đáy tại 529 điểm. Giai đoạn này khiến nhà đầu tư nhớ vềsựkiện Biển Đông năm 2014, là thời điểm lần đầu tiên TTCK Việt Nam chịu ảnh hướng từ

những tác động bên ngoài. Từ 18/05 đến 15/07/2015 VnIndex tăng từ 529 lên tới đỉnh

641, đây là giai đoạn tăng mạnh và cũng chính là con sóng lớn nhất của năm. Giai đoạn này, chính thức ký kết FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu (29/05), nhóm cổphiếu dệt may (TCM, TNG, GMC...), thủy sản (VHC, HVG...)…tăng giá khá mạnh. Bên cạnh đó, giai đoạn này nhóm cổphiếu ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm cũng tăng giá mạnh và đóng vai trò “dẫn sóng”. Trong thời gian này, HCM tăng 62%, VCB tăng 48%, BID tăng 56%, BVH tăng 109%. Từ 15/07 đến 25/08/2015 Vn-Index quay

đầu giảm điểm từ 641 về đáy 511, giai đoạn này dòng ngân hàng và bảo hiểm đạt đỉnh và chấm dứt xu hướng tăng giá. Từ 25/08/2015 đến 4/11/2015, VnIndex trở lại xu

hướng tăng điểm từ đáy 511 lên đỉnh 617. Thông tin Nghị định 60 không giới hạn tỷlệ

sở hữu của nhà đầu tư nước ngoàiở đầu tháng 9 và việc Việt Nam cùng 11 đối tác đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày

5/10/2015 đã ảnh hưởng tích cực đến thị trường. TPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng

thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025.Bên cạnh đó, sựkiện SCIC quyết định thoái vốn khỏi 10 "ông lớn" được công bố vào ngày 14/10 cũng đã khiến các cổ phiếu VNM, FPT, NTP, BMP,…tăng giá tích cực. Từ 4/11 đến cuối năm,

VN-Index giảm mạnh do tác động của việc giảm giá dầu thế giới, ảnh hưởng lớn đến tâm lý thị trường, đặc biệt là nhóm cổphiếu dầu khí.

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2016 chứng kiến những cú sốc bất ngờ từ

sự kiện thị trường chứng khoán Trung Quốc ngắt giao dịch ngày 1/4, sự kiện Anh rời khỏi EU (Brexit) ngày 24/6, kết quảbầu cửTổng thống Mỹngày 9/11. Các sựkiện này

đều tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Việt Nam và dẫn đến hoạt động bán tháo, dù chỉ là những biến động từ bên ngoài. Ngày 24/6, VN-Index có lúc đã sụt giảm 5,47%, ngày 9/11 giảm sâu nhất 3%, đạt 597,68 điểm. Tuy nhiên, do nền tảng của thị trường vẫn tốt nên đã phục hồi ngay vài ngày hôm sau (27/6) chỉ số VnIndex đã tăng lên 608,26 điểm. Đến 6/10/2016 VnIndex chạm ngưỡng 2016 với 687,32 điểm. Và tiếp tục duy trì trên ngưỡng 600 – 700 điểm cho đến cuối năm.

Năm 2017, được gọi là năm thăng hoa của TTCK Việt Nam. Kết thúc phiên giao dịch 27/12, chỉ số VnIndex leo lên 968,46 điểm – tiến sát 975 điểm đạt được trong phiên giao dịch ngày 05/12, cũng là con sốcao nhất đạt được trong vòng 10 năm qua.

So với thời điểm đầu năm, VnIndex đã tăng 46% và trở thành một trongba TTCK tăng trưởng tốt nhất Thế giới trong năm 2017. Cùng với sự bứt phá về chỉ số, thanh khoản thị trường cũng được cải thiện đáng kể. Nếu như trước đây, những phiên giao dịch 5.000 tỷ đồng là điều rất hiếm gặp trên TTCK Việt Nam thì trong năm 2017, những phiên giao dịch 6.000 tỷ, thậm chí 7.000 tỷ đồng đã trở nên khá quen thuộc và nhà đầu

tư không còn bất ngờ vềnhững phiên bùng nổ thanh khoản như vậy. Trong năm 2017,

hàng loạt những doanh nghiệp vốn hóa lớn đồng loạt “đổbộ” lên TTCK Việt Nam, có thể kể tới như Petrolimex, Vietnam Airlines, Vietjet Air, Vincom Retail, VPBank,

VIB, Kido Foods, Lộc Trời Group, Pymepharco,…Với sựhiện diện của nhiều tên tuổi lớn, vốn hóa TTCK Việt Nam tính tới hết năm 2017 lên tới 150 tỷ USD, tương đương

68% GDP. Diễn biến TTCK Việt Nam trong năm 2017 chỉ có thể tóm gọn là “ngoài

sức tưởng tượng” với mức tăng gần 50% của chỉ sốVnIndex. Từ thành công của năm 2017, từ đầu năm 2018 đến hết quý 2/2018 chỉ số VnIndex vẫn ở ngưỡng cao, trong khoảng hơn 900 – trên 1000 điểm.Vào ngày 9/4/2018, VnIndex đạt mức đỉnh 1197,44 điểm tứctăng 213,2 điểm so với thời điểm 2/1/2018. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Kiểm định mô hình 3 nhân tố Fama – French trên Sàn HOSE 2.2.1. Kết quả mô hình hồi quy

2.2.1.1. Kết quả kiểm định tính dừng

Một trong các giả thiết của mô hình hồi quy cổ điển là các biến độc lập phải phi ngẫu nhiên. Nếu chúng ta ước lượng mô hình có chuỗi thời gian mà các biến độc lập không dừng thì giảthiết OLS bị vi phạm dẫn đến các kiểm định t và p không hiệu quả

(hồi quy giả mạo). Kiểm định nghiệm đơn vị(Unit Root Test) là một phương pháp để

kiểm định tính dừng. Dickey– Fuller đãđưa ra tiêu chuẩn kiểm định như sau:

Cặp giảthiết H0: p=1 (chuỗi không dừng) H1: p≠ 1 (chuỗi dừng)

Ta ước lượng mô hình: t=

Nếu|t| > |tα| thì bác bỏgiảthiết H0. Trong trường hợp này thì là chuỗi dừng.

Qua quá trình xửlý số liệu và kiểm định tính dừng thì kết quả cho thấy, các biến: lợi nhuận kỳvọng khi loại bỏlãi suất phi rủi ro, phần bù rủi ro thị trường, quy mô công ty, giá trị sổ sách trên giá trị thị trường và 11 chuỗi S, M, B, H, M, L, BH, BM, BL, SH, SM, SLđều dừng ởmức ý nghĩa 1%.

Sử dụng phần mềm EVIEWS để kiểm định tính dừng của các biến bằng cách sử

Bảng 2.1: Kiểm định tính dừng kết quả các biến Rm, SMB, HML và các chuỗi S, M, B, H, M, L, BH, BM, BL, SH, SM, SL (Nguồn: xửlý sốliệu bằng EVIEWS)

Augmented Dickey - Full test statistic

Biến t - statistic P - value

Rm-Rf -8.414485 0.0000 SMB -7.716320 0.0000 HML -7.196459 0.0000 L-Rf -7.005902 0.0000 H-Rf -6.193373 0.0000 M-Rf -6.586643 0.0000 S-Rf -6.147693 0.0000 B-Rf -7.206467 0.0000 SL-Rf -6.428231 0.0000 SM-Rf -6.554498 0.0000 SH-Rf -6.153980 0.0000 BL-Rf -7.319946 0.0000 BM-Rf -6.642903 0.0000 BH-Rf -7.880366 0.0000 Test critical values 1% level -3.524233 5% level -2.902358 10% level -2.588587

Trong đó:

o Rm–Rf: Lợi nhuận kỳvọng của danh mục thị trường sau khi loại bỏlãi suất phi rủi ro

o SMB: Phần bù quy mô

o HML: Phần bù giá trị

o L: TSSL của danh mục đầu tư gồm các cổphiếu có tỷsốgiá trịsổsách trên giá trịtị trường thấp

o M: TSSL của danh mục đầu tư gồm các cổphiếu có tỷsốgiá trịsổsách trên giá trịtị trường trung bình

o H: TSSL của danh mục đầu tư gồm các cổphiếu có tỷsốgiá trị sổsách trên giá trịtị trường cao

o B: TSSL của danh mục đầu tư gồm các cổphiếu có quy mô lớn

o S: TSSL của danh mục đầu tư gồm các cổphiếu có quy mô nhỏ.

o SL: TSSL của danh mục đầu tư gồm các cổphiếu có quy mô nhỏvà tỷsốgiá trị

Một phần của tài liệu Khóa luận kiểm định mô hình 3 nhân tố FAMA – FRENCH trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 41)