Lựa chọn băng tần 3,5 GHz trong nghiên cứu này

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu phát triển anten mảng tuyến tính có tăng ích cao và mức búp sóng phụ thấp sử dụng mạng tiếp điện nối tiếp và thuật toán tối ưu đàn dơi (Trang 27 - 28)

Băng tần 3,5 GHz hiện được xem là một trong những băng tần quan trọng nhất để phát triển các thế hệ mạng thông tin di động tế bào thế hệ thứ 5 (5G). Bởi vì, nó là băng tần khả dụng nhất dưới 6 GHz ở thời điểm hiện tại đáp ứng được yêu cầu của mạng thông tin di động 5G là băng thông lớn và liên tục. Thời gian gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang xem xét khả năng quy hoạch lại băng tần này đểphát triển thông tin di động 5G như đề cập tại [65] và [66]. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, phát triển các anten cho thông tin di động hoạt động ởbăng tần này là một xu hướng nghiên cứu mới.

Mặt khác, mặc dù băng tần 3,5 GHz hiện là tiềm năng cho thông tin di động 5G nhưng băng tần này từ trước đây đã được sử dụng cho các hệ thống vô tuyến hoạt động trong nghiệp vụvô tuyến định vị, truyền dẫn cốđịnh, thông tin vệ tinh trên phạm vi toàn cầu và đã được quy định tại Thể lệvô tuyến điện của Liên minh Viễn thông quốc tế [67]. Trong giai đoạn chuyển đổi quy hoạch băng tần, việc nghiên cứu giải pháp kỹ thuật bao gồm cả việc phát triển các anten mảng có khảnăng điều khiển búp sóng phụ để sử dụng cho các hệ thống vô tuyến dùng chung băng tần 3,5 GHz là một vấn đề cấp thiết và đang được các nhà nghiên cứu quan tâm.

Trên cơ sởđó, băng tần 3,5 GHz được lựa chọn đểphát triển cho các anten mảng tuyến tính có tăng ích cao và mức búp sóng phụ thấp trong luận án này.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu phát triển anten mảng tuyến tính có tăng ích cao và mức búp sóng phụ thấp sử dụng mạng tiếp điện nối tiếp và thuật toán tối ưu đàn dơi (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)