Quy trình thiết kế được mô tả tại Hình 2.13 và có thể được tóm tắt gồm các bước như sau:
-Bước 1:Xác định yêu cầu đầu vào về kích thước của mạng tiếp điện (số lối ra), dải tần hoạt động, vật liệu chất nền và mức nén búp sóng phụ.
-Bước 2: Sử dụng thuật toán đàn Dơi tính toán tối ưu các trọng số của hệ số mảng đáp ứng yêu cầu vềnén búp sóng phụ. Xây dựng hàm AF lý thuyết. Trong phạm vi nghiên cứu, chỉ xét các phân bố biên độ và phân bố khoảng cách. Phân bố về pha luôn được yêu cầu là đồng pha.
-Bước 3: Biến đổi yêu cầu về tỉ lệbiên độ sang tỉ lệ công suất. Tính toán giá trị trởkháng của các bộ chia công suất thành phần. Tính toán đường vi dải đểcân bằng pha ở các lối ra.
-Bước 4: Mô phỏng mạng tiếp điện bằng phần mềm. Phân bố công suất thu được tại các lối ra được quy đổi về phân bố biên độ và xây dựng hàm AFs
với bộ trọng sốmô phỏng.
-Bước 5:Đánh giá hàm AFtlý thuyết so với hàm AFs mô phỏng; đánh giá phân bố pha tại các lối ra. Nếu chưa đạt yêu cầu thì thực hiện điều chỉnh lại các thông số của đường truyền vi dải và các trở kháng, sau đó quay lại Bước 4.
Hình 2. 13. Quy trình thiết kế mạng tiếp điện
BẮT ĐẦU
Lấy thông tin yêu về tần số
hoạt động, vật liệu nền
Lấy thông tin vềkích thước mảng, mức nén búp sóng phụ Tối ưu trọng số của hệ số mảng bằng thuật toán đàn Dơi Biến đổi phân bố biên độthành phân bốcông suất Tính toán các trởkháng của mạng tiếp điện Xây dựng hàm AFtlý thuyết đáp ứng nén búp sóng phụ Tính toán độdài đường truyền vi
dải đểcân bằng pha đáp ứng phân
bố khoảng cách
Mô phỏng
Biến đổi phân bốcông suất thành phân bốbiên độ Xây dựng hàm AFs với trọng số được mô phỏng AFs≈ AFt? KẾT THÚC Điều chỉnh các trởkháng Đúng Sai