Đánh giá giải pháp

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu phát triển anten mảng tuyến tính có tăng ích cao và mức búp sóng phụ thấp sử dụng mạng tiếp điện nối tiếp và thuật toán tối ưu đàn dơi (Trang 92 - 93)

Trên cơ sở các kết quả mô phỏng và đo đạc thực nghiệm đã đạt được nêu trên, có thể đánh giá giải pháp phát triển anten mảng Vivaldi như sau:

- Ưu điểm của giải pháp:

Việc áp dụng phân bố biên độ nhận được từ việc thực thi thuật toán đàn Dơi trên mảng Vivaldi có thể nén được mức búp sóng phụ xuống mức -25 dB đến -27 dB. Mức búp sóng phụnày là tương đương hoặc tốt hơn so với một số công bố khác sử dụng phương pháp khác như Chebyshev hoặc DEA đểnén búp sóng phụ của anten mảng tuyến tính.Trong khi đó, vẫn duy trì được tăng ích cực đại ở mức xấp xỉ 16,5 dBi.

Nghiên cứu về mảng anten Vivaldi hiện chủ yếu tập trung vào việc cải thiện tăng ích cao và băng thông siêu rộng. Vì vậy, việc phát triển anten Vivaldi có mức búp sóng phụ thấp có thể là đóng góp giải pháp vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng của loại anten này.

- Hạn chế của giải phápvà hướng cải thiện:

Việc lựa chọn giá trị df = 0,49λ0 làm tăng thước khối của anten. Đồng thời, hướng búp sóng chính bị lệch 52o so với hướng vuông góc với mặt phẳng anten.

Tuy nhiên, các mặt phản xạ được thiết kế độc lập với anten, có thể thay đổi được vị trí. Vì vậy, có thể lựa chọn các giá trị df nhỏ hơn trên cơ sở cân bằng hiệu quả sử dụng và mức suy giảm búp sóng phụ mong muốn.

Băng thông hoạt động 140 MHz tuy đáp ứng yêu cầu đặt ra ban đầu, nhưng nhỏ hơn so với các anten Vivaldi thông thường. Giải pháp để cải thiện là tăng băng thông hoạt động của các phần tử anten Vivaldi đơn thông qua việc điều chỉnh các tham số thiết kế.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu phát triển anten mảng tuyến tính có tăng ích cao và mức búp sóng phụ thấp sử dụng mạng tiếp điện nối tiếp và thuật toán tối ưu đàn dơi (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)