là mảng DSPD).
Các anten lưỡng cực mạch in nói chungcó cấu trúc đơn giản, dễđiều chỉnh các tham số hoạt động và dễ chế tạo. Chúng là phần tử cơ bản được nghiên cứu để phát triển các anten vi dải ứng dụng trong các hệ thống ra-đa, thông tin di động, WLAN,... như các anten đơn, anten lưỡng cực Yagi vi dải, anten mảng vi dải được công bố tại [8], [21], [85-93] và nghiên cứu [93]. Trong đó, các anten DSPD được sử dụng nhiều cho các anten mảng vi dải. Đã có các nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề giảm búp sóng phụ của anten mảng tuyến tính DSPD như công bố tại [8], [89] và [93] với kỹ thuật điều khiển biên độ và kết hợp sử dụng mặt phản xạ. Các anten mảng DSPD áp dụng kỹ thuật điều khiển khoảng cách và nén riêngbúp sóng phụ thứ nhất hiện chưa có nhiều nghiên cứu đề cập tới. Trên cơ sở đó, luận án lựa chọn anten mảng DSPD làm đối tượng nghiên cứu để giải quyết bài toán nén riêng búp sóng phụ thứ nhất tại Chương này.
4.2.Đề xuất giải pháp nén búp sóng phụ thứ nhất của anten mảng tuyến tính tuyến tính
Từ công thức tính hệ số mảng (1.35), đối với anten mảng 10 phần tử, có thểtính được vịtrí đỉnh của búp sóng phụ thứ nhất là ở góc ±17o, trong khi vịtrí đỉnh búp sóng chính tại góc 0o. Để giải quyết yêu cầu nén búp sóng phụ thứ nhất, luận án đề xuất giải pháp áp dụng kỹ thuật đặt điểm không trên đồ thị bức xạ. Cụ thể, đặt một điểm không tại vịtrí là đỉnh của búp sóng phụ thứ nhất (góc 17o) để nén búp sóng này. Do tính đối xứng, nên cũng sẽ có một điểm
không tại góc -17o. Thuật toán đàn Dơi được sử dụng để tính toán trọng số của hệ số mảng đáp ứng yêu cầu đặt điểm không với hai kỹ thuật là: (1) điều khiển biên độ tín hiệu kích thích tại lối vào các phần tử của anten mảng; và (2) điều khiển khoảng cách giữa các phần tử của anten mảng. Đểso sánh, hai giải pháp được thực thi trên cùng một anten mảng DSPD tuyến tính như sau:
-Anten mảng DSPD-1: đáp ứng yêu cầu nén riêng búp sóng phụ thứ nhất sử dụng kỹ thuật điều khiển biên độ, khoảng cách giữa các phần tử liền kề được thiết lập bằng nhau.
-Anten mảng DSPD-2: đáp ứng yêu cầu nén riêng búp sóng phụ thứ nhất sử dụng kỹ thuật điều khiển khoảng cách giữa các phần tử.
Quy trình thiết kế mạng tiếp điện đã đề xuất tại Chương 2 và quy trình thiết kế anten mảng đã đề xuất tại Chương 3 được áp dụng để thực hiện các anten mảng DSPD trong Chương 4 này. Phần tiếp theo của Chương này lần lượt trình bày giải pháp thiết kế và các kết quả mô phỏng, đo đạc đối với các cấu trúc anten mảng DSPD-1 (Mục 4.3) và anten mảng DSPD-2 (Mục 4.4).
4.3. Giải pháp phát triển anten mảng tuyến tính DSPD-1 có tăng ích cao, nén riêngbúp sóng phụ thứ nhất sử dụng kỹ thuật điều khiển biên độ