Các mạng tiếp điện cho anten mảng vi dải có thể phân chia theo hai cấu trúc cơ bản là nối tiếp và song song. Mạng tiếp điện nối tiếp có ưu điểm là kích thước nhỏ hơn, do đó giảm tổn hao và phát xạ không mong muốn. Tuy nhiên, giải pháp thiết kế mạng tiếp điện nối tiếp thông thường chưa giải quyết vấn đềcân bằng pha giữa các lối ra khi khoảng cách giữa chúng thay đổi.
Chương 2 đã đề xuất một giải pháp mới để phát triển mạng tiếp điện nối tiếp có một lối vào và 2N lối ra. Mạng tiếp điện này sử dụng các bộ chia công suất hình T ghép nối tiếp để phân bố công suất tới các lối ra đối xứng với tỉ lệ cho trước và áp dụng giải pháp bổ sung các hình bán nguyệt kết nối giữa các lối ra liền kềđểcân bằng pha giữa chúng khi khoảng cách là phân bốkhông đồng đều.
Quy trình thiết kế mạng tiếp điện kết hợp với thuật toán đàn Dơi được đề xuất tại Chương này được sử dụng xuyên suốt trong luận ánđểnghiên cứu, phát triển giải pháp thiết kếcác anten mảng tuyến tính có tăng ích cao, đáp ứng yêu cầu nén búp sóng phụ với mức cho trước.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁPPHÁT TRIỂN ANTEN MẢNG TUYẾN TÍNH CÓ MỨC BÚP SÓNG PHỤ THẤP VÀ TĂNG ÍCH CAO
Chương 3 trình bày giải pháp phát triển một anten mảng tuyến tính gồm 10 phần tử Vivaldi hoạt động ở dải tần 3,5 GHz có mức búp sóng phụ thấp và tăng ích cao tương đương với tiêu chuẩn dành cho các trạm gốc thông tin di động [76][77]. Cấu trúc mạng tiếp điện đã đề xuất tại Chương 2 được áp dụng để thực thi bộ trọng số biên độ tính toán từ thuật toán đàn Dơi đáp ứng yêu cầu vềnén búp sóng phụ. Để cải thiện tăng ích của anten, luận án sử dụng giải pháp bổ sung mặt phản xạ kim loại. Trong nghiên cứu này, để khảo sát khả năng cải thiện mức suy giảm búp sóng phụ và cải thiện tăng tích cao do ảnh hưởng của mặt phản xạ, giả định rằng các điều kiện về hướng búp sóng chính bị lệch là chấp nhận được. Anten mảng Vivaldi đã được mô phỏng, chế tạo và đo đạc thực nghiệm đểđánh giá kết quả.