Chính sách lương, thưởng và phúc lợi

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Dệt may Phú Hòa An (Trang 27 - 29)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.3.4 Chính sách lương, thưởng và phúc lợi

Chính sách lương:

Tiền lương là sự trảcông hoặc thu nhập mà có thểbiểu hiện bằng tiền và đượcấn

định bằng thoảthuận giữa người sửdụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sửdụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽphải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽphải làm.

Trong nền kinh tế TBCN, theo C.Mác (GS.TS Phạm Quang Phan – PGS.TS Tô

Đức Hạnh (2008): “Tiền lương là giá cả sức lao động, biểu hiện ra bên ngoài như là

giá cả lao động”.

Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động mà họ hao phí trên

Trường Đại học Kinh tế Huế Trường Đại học Kinh tế Huế

cơ sởthỏa thuận.

Điều 90, Bộluật Lao động (Bộluật này đãđược Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳhọp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012)ghi rõ: "Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để

thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụcấp lương và các khoản bổsung khác".

Tiền lương đóng vai trò chủ yếu trong thực hiện quy luật phân phối lao động, nó vận động trong mối quan hệchặt chẽvới các quy luật khác như điều kiện lao động các tiêu chuẩn lao động, chế độlàm việc, lợi nhuận, năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và các chính sách xã hội khác, nó đảm bảo chức năng rất quan trọng trong quản lý vĩ mô cũng như trong tổchức.

Tiền thưởng:

Tiền thưởng là khoản tiền bổsung ngoài tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên

tắc trả lương gắn với kết quả lao động. Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Là toàn bộ khoản thu mà người lao động nhận được (kểcả bằng tiền và hiện vật).

Tiền thưởng tạo động lực kích thích người lao động nỗ lực hoàn thiện năng lực bản thân. Nhu cầu của người lao động luôn vận động, phát sinh và không ngừng phát triển trong quá trình laođộng nhằm tạo ra các động cơ làm việc khác nhau. Thông qua việc thỏa mãn nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, tiền thưởng cùng với tiền lương

tạo động lực kích thích người laođộng làm việc.

Vai trò của tiền lương, thưởng thực sựphát huy hiệu quả, thì khi thực hiện cần chú ý hệthống tiền lương, thưởng phải hợp pháp, thỏa đáng, kích thích được người lao động và phải công bằng hiệu quả.

Đãi ngộvà phúc lợi cho người lao động:

Ngoài tiền lương, tiền thưởng thì các đãi ngộ và phúc lợi như hỗ trợ tiền đi lại, bảo vệsức khỏe, du lịch, thưởng vào các dịp lễtết,… có tác dụng động viên tinh thần làm việc cho công nhân viên. Không những vậy, việc tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, hòa hợp,… cũng làm cho người lao động cảm thấy yên tâm, tạo được động lực

Trường Đại học Kinh tế Huế Trường Đại học Kinh tế Huế

làm việc và ngày càng gắn bó hơn với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Dệt may Phú Hòa An (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)