4. Phương pháp nghiên cứu
1.3.5 Xây dựng văn hóa lành mạnh trong doanh nghiệ p
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nguồn nhân lực của doanh nghiệp là con
người mà văn hóa doanh nghiệp là sự liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn nhân lực riêng lẻ tổng hợp lại. Không những thế, văn hóa doanh nghiệp còn được thể hiện qua phong cách của người lãnh đạo đứng đầu các vị trí của doanh nghiệp và tác phong làm việc của mọi nhân viên. Bởi vậy, đối tác khi quan hệ thì ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty họ còn đánh giá doanh nghiệp qua văn
hóa của doanh nghiệp đó.
Tuy nhiên, nhìn chung, văn hóa công sở và văn hóa doanh nghiệp ở nước ta vẫn còn có những mặt hạn chếnhất định. Không ít doanh nghiệp xây dựng văn hóa nhưng
phần lớn mới dừng lại ở bề nổi, phong trào, nghi lễ còn phần chìm, cốt lõi quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp như thái độ, trách nhiệm, niềm tin, tiêu chuẩn chưa
thực hiện được bài bản, rõ ràng.
Muốn phát triển bền vững trong nền kinh tếthị trường và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng được nền văn hóa đặc trưng cho
mình. Chỉ khi đó, họ mới phát huy được tiềm năng của mọi cá nhân, góp phần thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần quan tâm, xây dựng và duy trì văn hóa lành mạnh, trong sạch trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cần được xây dựng và phát triển song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp, không đơnthuần chỉ là văn hóa giao tiếp mà còn bao gồm cả giá trị cốt lõi, các quy tắc, phong cách quản lý, phương thức kinh
doanh và hành vi, thái độcủa mọi thành viên thuộc doanh nghiệp.
Theo Gold K.A (Trần Thị Vân Hoa, 2009): Văn hóa doanh nghiệp là “phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh
vực.”
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Văn hóa doanh nghiệp là sựtrộn lẫn
đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xửvà lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết” (Nguyễn Mạnh Quân, 2006).
Trường Đại học Kinh tế Huế Trường Đại học Kinh tế Huế
Theo PSG.TS Dương ThịLiễu (2008): “Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộcác giá trịtinh thần mang đặc trưng riêng biệt của doanh nghiệp có tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cảthành viên doanh nghiệp”.
Nói chung, Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi
người trong một doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và là phần quyết định đến sựthành bại vềlâu dài của doanh nghiệp.
Những thành phần của văn hóa doanh nghiệp gồm 3 phần chính : tầm nhìn, sứ
mệnh và giá trịcốt lõi. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp thểhiện qua 2 yếu tố:
− Hữu hình:Đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, quy định, nhạc phim công ty, tập san nội bộ, các hoạt động,…
− Vô hình: Tháiđộ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ của những con người trong tổchức.
Khi doanh nghiệp có một nền văn hóa mạnh thì sẽtạo động lực rất lớncho người
lao động. Sẽ giúp người lao động có cách nghĩ, cách sống và cách làm việc tốt đem lại
năng suất, hiệu quả trong quá trình lao động. Khích lệ tinh thần, khuyến khích người
lao động tích cực hơn. Tạo ra mối quan hệtốt đẹp giữa các thành viên, xây dựng môi
trường làm việc thân thiện thoải mái. Văn hóa doanh nghiệp giúp người lao động có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện mình là một thành viên của doanh nghiệp.