C. Hoạt động hình thành kĩ năng mới (Luyện tập) GV sử dụng bảng số liệu ở bảng 2 phần phụ lục, yêu cầu HS phân tích số liệu thống kê để thấy được
2. Số liệu thống kê
Bảng 1: Diện tích rừng bị cháy phân theo địa phương (Đơn vị: ha)
Vùng Năm 2010
28,8
Năm 2013
72,6 Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi Bắc Bộ Bắc Trung Bộ 2418,4 795,2 380,0 238,4 24,6 159,9 14,1 Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
45,8 196,5 3,8 Đông Nam Bộ
Cả nước 4734,9 495,0
Bảng 2: Diện tích rừng bị chặt phá phân theo địa phương (Đơn vị: ha)
Vùng Năm 2010
1,8
Năm 2013
0,7 Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi Bắc Bộ Bắc Trung Bộ
319,5 13,8
118,3 65,0 Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên 293,5 2951,8 361,6 - 501,1 487,8 27,1 Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nước
4,5
3942,0 1204,5
2.3. Tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá các chuyên đề chuyên sâu theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS.
Bài học minh họa 2. ĐỊA HÌNH VIỆT NAM 1. Xác định vấn đề cần giải quyết
Địa hình là một trong những thành phần quan trọng nhất của môi trường địa lí tự nhiên, đồng thời cũng là thành phần bền vững nhất tạo nên diện mạo cảnh quan trên thực địa. Địa hình tác động mạnh đến các thành phần khác của tự nhiên như phân phối lại nhiệt, ẩm của khí hậu, điều tiết dòng chảy của sông ngòi…. Vì vậy muốn nắm được đặc điểm của tự nhiên Việt Nam thì trước hết phải hiểu biết về địa hình.
Địa hình Việt Nam rất đa dạng, phức tạp, thay đổi từ bắc tới nam, từ đông sang tây, từ miền núi đến đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa, các đảo và quần đảo. Đặc điểm của địa hình nước ta phản ánh rõ lịch sử phát triển địa chất, sự tác động của các yếu tố ngoại lực trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, được thể hiện rõ qua hướng chảy của sông ngòi.
Đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước. Vùng đồi núi của nước ta rất hiểm trở, bị chia cắt bởi một mạng
lưới sông ngòi dày đặc. Tuy nhiên, miền núi lại có nhiều thế mạnh về khoáng sản, đất trồng và tiềm năng thủy điện.
Tương phản với miền núi là vùng đồng bằng, tuy chỉ chiếm ¼ diện tích nhưng có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thuận tiện cho việc quần cư và phát triển kinh tế, nhất là nông nghiệp. Tuy nhiên, giữa miền núi và đồng bằng lại có mối quan hệ vô cùng mật thiết
Sự sắp xếp nội dung các tiết dạy trong chương trình chưa thật sự khoa học: Trong chương trình Địa lí 12, Bài 6 học về các đặc điểm chung của địa hình và địa hình các khu vực đồi núi, Bài 7 tiếp tục học về các khu vực địa hình đồng bằng và đánh giá ảnh hưởng của địa hình đồi núi đến sự phát triển kinh tế, xã hội, đánh giá ảnh hưởng của địa hình khu vực đồng bằng đến sự phát triển kinh tế xã hội, đến Bài 13 thực hành đọc bản đồ địa hình để củng cố kiến thức về địa hình Việt Nam. Sự sắp xếp như vậy chưa thật sự lô gic và chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tập.
Việc sắp xếp lại kiến thức của các Bài 6, 7, 13 thành 1 bài học tạo điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động học tập được tiếp nối nhau thành một chuỗi các hoạt động, từ việc nghiên cứu "cái chung" (đặc điểm chung của địa hình nước ta) đến nghiên cứu "cái riêng" minh chứng cho cái chung (các khu vực địa hình và những tác động của nó đối với phát triển kinh tế xã hội) sẽ làm cho mạch kiến thức được lô gic hơn, đồng thời sau khi học tập HS được luyện tập củng cố kiến thức, kĩ năng đã được học.
2
2
-