Chuột là động vật hằng nhiệt, có hai vòng tuần hoàn, với tim bốn ngăn hoàn chỉnh, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
Ở chuột, xuất hiện cơ hoành chia khoang cơ thể thành khoang ngực và khoang bụng. Cơ hoành cùng với các cơ liên sườn tham gia vào quá trình thông khí ở phổi.
Nguyên lý hoạt động
Định luật Boyle – Mariotte: Trong quá trình biến đổi đẳng nhiệt của một lượng khí lý tưởng nhất định, áp suất tỷ lệ nghịch với thể tích.
Giải thích:
Khi kéo bong bóng ở đáy vỏ chai, thể tích của khối khi bên trong vỏ chai tăng (lượng khí bên trong chai không thay đổi) làm cho áp suất bên trong vỏ chai giảm. Điều này làm cho mất cân bằng áp suất bên trong và bên ngoài bong bóng trong vỏ chai nên chúng phình ra. Khi thả, thể tích bên trong vỏ chai giảm và quá trình diễn ra ngược lại làm cho bong bóng bên trong vỏ chai co lại. Thí nghiệp trên mô phỏng hoạt động của cơ hoành hỗ trợ quá trình hô hấp của động vật và chuột.
-Các thông tin về chuột
+ Thị giác: Các tế bào hình nón nhận biết ánh sáng và màu sắc trong khi các
tế bào hình que tiếp nhận ánh sáng yếu và không phân biệt được màu sắc. Tuy nhiên, chuột mù màu trong dải từ đỏ đến xanh lá. Ngược lại, chuột có khả năng nhận biết tốt ánh sáng trong vùng bước sóng ngắn và tia cực tím. Số tế bào hình nón trong tổng số tế bào cảm nhận thị giác rất ít nên chuột không thích ánh sáng mạng và thích hoạt động về đêm.
+ Thính giác: Chuột nghe thấy những âm thanh trong phạm vi siêu âm (<90
kHz). Chuột phát ra âm thanh thông thường và cả siêu âm để liên lạc với nhau.
+ Vị giác: Lưỡi chuột có rất nhiều thần kinh vị giác nên có khả năng nếm
đến 259 mùi vị khác nhau.
+ Khứu giác: Chuột có nhiều tế bào thần kinh khứu giác ở mũi nên chúng
có thể phân biệt được những loại mùi một cách rất tinh vi. *Sinh trưởng và phát triển của chuột
Sinh trưởng của chuột là quá trình tăng kích thước của cơ thể chuột do tăng số lượng và kích thước tế bào. Phát triển của chuột là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (phân biệt) tế bào và phát sinh hình thái các cơ qaun và cơ thể.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của chuột không qua biến thái, gồm hai giai đoạn: giai đoạn phôi thai và giai đoạn hậu phôi (sau khi sinh).
Giai đoạn phôi thai: Hợp tử phân chia nhiều làn thành phôi. Các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan (tim, gan, phổi,…) kết quả là hình thành phôi thai chuột.
Giai đoạn hậu phôi: Cơ thể chuột phát triển về kích thước nhưng không thay đổi về hình thái, tức là hình thái chuột trưởng thành tương tự chuột con.
Ngoài yếu tố di truyền, sự sinh trưởng và phát triển của chuột còn phụ thuộc các yếu tố bên ngoài như: nhiệt độ, ánh sáng, nguồn thức ăn, con người,…
* Tập tính của chuột
Tập tính là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và các phản xạ có điều kiện.