Về phía HS

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học, kiểm tra đánh giá một số chủ đề địa lý 12 theo hướng phân hoá người học góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trường (Trang 53 - 54)

HS cần tích cực tham gia các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức trong các tiết học hay giao nhiệm vụ về nhà.

Biết tìm tòi, quan sát các hiện tượng trong tự nhiên, trong sản xuất và đời

2

– –

sống; từ đó biết vận dụng kiến thức các môn học (đặc biệt là môn Địa lí) để giải thích các hiện tượng đó.

– Có tinh thần học hỏi thầy cô, bạn bè, người thân….và lòng đam mê khám phá khoa học.

3. Bài học kinh nghiệm

Đối với chương trình dạy học và sách giáo khoa, các nội dung cần xây -

dựng lại thành các chủ đề xuyên suốt, có thể giảm tải bớt những kiến thức sâu, tăng cường thời lượng cho phần thực hành, thí nghiệm và ứng dụng. Trong những giờ học, GV cần có sự quan tâm khác nhau đến các nhóm HS khác nhau, giao nhiệm vụ phù hợp để các em đều hoạt động tích cực và đều hứng thú trong giờ học. GV cũng cần tiếp cận nhiều hơn đến những hiện tượng, những thành tựu, những ứng dụng của kiến thức vào đời sống, từ đó hướng dẫn các em thay đổi thái độ, hành vi, thông qua những việc làm như trồng cây, bảo vệ rừng…

- Đối với giáo án dạy học phân hóa, bài giảng được thiết kế lồng ghép với các phương pháp dạy học tích cực khác, phải đảm bảo nguyên tắc “Dạy học lấy HS là trung tâm”. Các hoạt động dạy học cần hướng vào hoạt động học tập chủ động của HS dựa trên sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Giáo viên cần có sự chuẩn bị công phu và chu đáo về giáo án, nghiên cứu trước những diễn biến diễn ra của bài học, có sự chủ động trước mọi tình huống. Cần chú ý và có thể làm rõ một hoặc vài khía cạnh về khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân hoặc giải pháp trong bài học. Thiết kế và tổ chức bài học cần được thực hiện đa dạng các phương pháp dạy học,

đặc biệt tăng cường các phương pháp dạy học tích cực với hình thức tổ chức đa dạng, gắn với hoạt động thực tiễn. Hoạt động thực hành – thí nghiệm cần được tăng cường hơn trong các môn học.

- Đối với thiết bị và công cụ dạy học, nếu có thể, nhà trường cần tăng cường ̣̣và sử dụng các thiết bị dạy học bộ môn, đặc biệt là các thiết bị dạy học trang bi

hiện đại. Các loại sơ đồ, mô hình cần được tăng cường. Có giải pháp nhằm khuyến khích giáo viên và HS sáng tạo ra những công cụ dạy và học thân thiện với môi trường và tận dụng được đồ dùng tái chế. Qua đó, rèn luyện cho các em các kĩ năng sáng tạo và thấy được ý nghĩa của đồ dùng học tập.

- Đối với việc tổ chức quản lý và các hoạt động đoàn thể trong các hoạt động ngoại khóa (cuôc thi, tham quan, dã ngoại,…) cần có sự ủng hộ và hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, của Đoàn thanh niên hay của hội phụ huynh. Sự ủng hô của địa phương, của cộng đồng, đặc biệt là sự ủng hộ của phụ huynh HS tạo thuận lợi hơn cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường.

Dự kiến trong các năm học tiếp theo, tôi sẽ áp dụng biện pháp cho tất cả các ̣̣

̣̣ -

khối, lớp mình dạy sau khi đã điều chỉnh và tăng cường hoạt động dạy học… Quy trình, cách thức tổ chức thực hiện biện pháp có thể áp dụng được cho các môn học khác trong trường và các trường có điều kiện tương đồng,…

Một phần của tài liệu Chuyên đề dạy học, kiểm tra đánh giá một số chủ đề địa lý 12 theo hướng phân hoá người học góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trường (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w