+ Tập tính sinh sản: Chuột đẻ quanh năm và phát triển số lượng rất nhanh. Mỗi con chuột cái có thể đẻ 5 – 10 lứa mỗi năm, mỗi lứa trung bình 6-8 con. Chuột mới sinh chưa mỏ mắt được ngay và không có lông. Bộ lông bắt đầu phát triển vài ba ngày sau khi sinh, đôi mắt mở sau khi sinh khoảng -2 tuần. Chuột trưởng thành sinh dục sau khoảng 6-8 tuần. Kết quả khảo sát cho biết, chỉ trong một năm, một cặp chuột cống tạo ra cả một bầy đàn con, cháu, chắt, chít, cộng lại có thể tới 15.552 con.
Tập tính kiếm ăn: Chuột phàm ăn và ăn nhiều, có tập tính gặm nhấm thức ăn và đồ vật để hạn chế sự dài ra của răng.
+ Tập tính hoạt động: Chuột hoạt động mạnh về đêm
Tập tính học được:
Tập tính bầy đàn: Chuột sống theo bầy đàn và có phân cấp trong hang ổ của chúng. Các cá thể mạnh mẽ hơn sẽ thống trị.
Tập tính phòng thủ: Chuột thường xù lông khi gặp nguy hiểm, chúng có
-
+ +
thể phản ứng lại bằng cách cắn, cào,… Tuy nhiên, khi phát hiện mối nguy hiểm, chúng thường bỏ chạy rất nhanh.
+ Tập tính cư trú: Chuột ẩn nấp ở những nơi gần nguồn thức ăn và những nơi này thường che chắn và bảo vệ được cho chúng khỏi các mối nguy hiểm như: mèo, con người, rắn,…
Làm thú nuôi: Một số loài chuột được con người chọn nuôi như thú cưng, đặc biệt là chuột Hamster. Chúng được chăm sóc kỹ lưỡng và kiểm soát dịch bệnh.
* Tác hại của chuột
Bên cạnh các lợi ích trên, chuột gây ra những tác hại to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày của con người.
Lan truyền bệnh tật, có hại cho sức khỏe: Chuột sống trong các cống rãnh, nơi cất lương thực,… Chúng mang theo mầm bệnh, làm ô nhiễm đồ ăn, thức uống và nguồn nước. Chúng lan truyền hơn 10 loại bệnh truyền nhiễm nhưu: bệnh dịch hạnh, bệnh trùng xoắn móc câu,…
Ăn thực phẩm, phá hoại hoa màu: Chuột ăn các thực phẩm cất trữ trong nhà, hơn nữa, chuột còn ăn và cắn lúa, sắn,… làm giảm năng suất của hoa màu.
Phá hoại cây rừng, phá đồng cỏ: Chuột ăn cây giống, làm chết cây rừng, gây hại cho việc trồng rừng và tái sinh rừng. Bên cạnh đó, chuột cắn phá, đào bới mặt đất làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cỏ.
Làm hỏng công trình, cắn đứt dây điện: Chuột đào hang thường làm hỏng nền móng công trình, phá vỡ cấu trúc đê đập. Thêm vào đó, chuột cắn phá dây điện, gây mất an toàn điện.
Cắn nát quần áo, sách vở, tài liệu, cắn người và súc vật: Chuột gặm nhấm các đồ dùng gia đình như: quần áo, sách vở,… Hơn nữa, chuột còn cắn người và các vật nuôi trong gia đình.
* Vi khuẩn Yersinia pestis và bệnh dịch hạch
Vi khuẩn Yersinia pestis được tìm ra năm 1894 do A. Yersin. Vi khuẩn
Yersinia pestis là trực khuẩn ngắn, hình trụ (trực khuẩn), là vi khuẩn truyền nhiễm căn bệnh dịch hạch ở người, có thể gây chết hàng loạt.
Chuột mang mầm bệnh dịch hạch, vi khuẩn Yersinia pestis xâm nhập vào cơ thể qua vết đốt bọ chét, vết cắn các chuột. Chúng theo đường bạch huyết đi vào
màu và đến các cơ qaun khác như phổi, ruột, màng não,… gây nên các thể hạch, thể phổi, thể tiêu hóa,…
Các biểu hiện của bệnh dịch hạch: sốt cao liên tục, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, da niệm mạc xung huyết, mặt đỏ, mắt đỏ,…
2. Phòng chống tác hại của chuột
* Diệt chuột
Con người diệt chuột với nhiều cách khác nhau, mỗi cách diệt chuột có ưu điểm và nhược điểm riêng. Khi diệt chuột, cần vận dụng phối hợp các biện pháp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.