Tình hình kinh tê xã hội tỉnh Hà Tây trước năm 1991

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây với việc thực hiện chính sách dầu tư trực tiếp của nước ngoài từ 1991 2008 (Trang 47 - 53)

Đến trước thập niên 90 của thế kỷ XX, kinh tế - xã hội của Hà Tây còn gặp nhiều khó khăn. Trong tình hình đó, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc toàn tỉnh nêu cao tinh thần đoàn kết, tự lực khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc đạt được một số kết quả:

Về sản xuất nông nghiệp, nhân dân các dân tộc trong tỉnh và cán bộ các

cấp, các ngành, nhất là cấp huyện và cơ sở đã tích cực phòng chống thiên tai, sâu bệnh, tự lo một phần vật tư, sức kéo, đào đắp gần 15 triệu mét khối đất thủy lợi, làm thêm một số trạm bơm, hồ đập, nhập thêm hơn 2 vạn tấn đạm, mở rộng giống lúa mới; khi mất mùa đã cố gắng khôi phục và mở rộng sản xuất vụ đông, làm khoai tây... nên mặc dầu ba năm liên tiếp bị lũ lụt làm thiệt khoảng 18 vạn tấn thóc, sản lượng lương thực bình quân mỗi năm trong 5 năm 1981 - 1985 vẫn đạt 44,8 vạn tấn, tăng 8,2 vạn tấn so với bình quân 5 năm trước.

Sản xuất lâm nghiệp, đã tiến hành giao đất giao rừng cho tập thể và gia

rẫy để trồng trẩu xen với các nông sản khác; một số nơi đã trồng lạc, đậu tương trên đất đồi; kết quả trên còn trong phạm vi hẹp nhưng đã mở ra khả năng hiện thực để phủ xanh đất trống đồi trọc gắn liền với tạo ra sản phẩm xuất khẩu, nhằm giải quyết đời sống của nhân dân khắc phục cách làm ăn tự túc, tự cấp, tiến tới châm dứt phá rừng.

Công nghiệp và thủ công nghiệp, đã cố gắng khắc phục sự thiếu thốn

nguyên liệu, năng lượng để giữ vững và phát triển sản xuất; 5 năm qua, bình quân hàng năm thủ công nghiệp tăng 4,2%, công nghiệp quốc doanh tăng 0,9%. Trong lúc sản xuất còn thấp, phần lớn các hợp tác xã và nông dân đã làm tròn nghĩa vụ nộp thuế, thủy lợi phí và bán lương thực cho Nhà nước, thể hiện ý thức trách nhiệm và sự cố gắng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đối với sự nghiệp chung cả nước.

Công tác xuất khẩu được đẩy mạnh, năm 1985 toàn tỉnh đạt giá trị xuất

khảu đạt gấp 3 lâng năm 1980. Nhờ đó đã nhập thêm một số vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống. Đã cố gắng dành một số vốn và lương thực để tác động vào sự phân công lại lao động; đưa dân đi xây dựng kinh tế mới, khuyến khích làm hàng xuất khẩu và sản xuất nông lâm kết hợp. Trong 5 năm đã đưa 37.594 người đi xây dưng kinh tế mới, riêng đi trong tỉnh 15.995 người bằng 2,9 lần 5 năm trước, số đồng bào đi kinh tế mới trong tỉnh đã khai hoang trồng mới gần 2000 ha cây lương thực và cây công nghiệp, song do cách làm còn chưa chặt chẽ, có một số nơi tổ chức đưa dân đi và tổ chức sản xuất ở quê mở chưa tốt, nên đến nay vẫn còn một số hộ vẫn chưa ổn định. [30;4]

Tổng quát lại thì toàn tỉnh vẫn trong tình trạng: sản xuất và đời sống chưa ổn định, làm chưa đủ ăn, thu chưa đủ chi, xuất chưa đủ nhập và còn nhiều nhiều thiếu việc làm. Những khuyết điểm tồn tại trên đây có nguyên nhân khách quan là: tình hình chung cả nước có nhiều khó khăn, vật tư hàng hóa được cấp ít hơn trước, cơ chế quản lý mới chưa hình thành đồng bộ, tuy có một số chính sách mới nhưng chưa được nhất quán từ trên xuống dưới nên

Nên đến trước năm 1991, toàn tỉnh ra sức thực hiện thắng lợi các mục tiêu sau đây:

1. Ổn định và phát triển sản xuất, phấn đấu lương thực đủ ăn, có đóng góp và có một phần dự trữ, tăng thêm một số hàng tiêu dùng: vải mặc, nước chấm, thuốc chữa bệnh, gốm sứ, vật liệu xây dựng,..

2. Cố gắng tạo ra vốn tích lũy, kết hợp Nhà nước với nhân dân cùng làm để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, trọng tâm là giải quyết úng hạn.

3. Chấn chỉnh công tác quản lý của hợp tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp, mua bán, tín dụng, thực hiện đúng dắn cơ chế khoán mới. Củng cố các cơ sở quốc doanh bảo đảm sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

4. Đẩy mạnh xuất khẩu nhập đủ khoảng 70% vật tư chủ yếu. Phấn đấu làm chủ thị trường về lương thực.

5. Phát động toàn dân thực hiện nếp sống văn hóa mới, hạ thấp mức phát triển dân số xuống còn 1,7%, tích cực giải quyết việc làm cho người lao động.

6. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ giữ gìn an ninh và củng cố quốc phòng.[30;8]

Đặc biệt, Tỉnh ủy đã thảo luận quyết định trong 2 năm 1989 - 1990 cần tập trung thực hiện tốt những chủ trương biện pháp chính như sau:

1. Bằng các biện pháp đồng bộ, tập trung sức cao hơn giải quyết cho được các chỉ tiêu sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

- Tiếp tục điều chỉnh thời vụ và cơ cấu cây trồng để mở rộng thêm diện tích vụ đông ở đồng bằng và hè thu ở miền núi, sử dụng rộng rãi các giống có năng suất cao và gieo tròng được 3 vụ/ năm, giành vốn xuất khẩu nhập thêm phân đạm cho xản xuất. Hướng kinh tế gia đình phát triển chăn nuôi trở thành hàng hóa,...

- Tổ chức rút kinh nghiệm khắc phục những thiếu sót làm kinh tế đồi rừng và giao đất giao rừng trước đây để làm có hiệu quả hơn. Có biện pháp cụ thể, bàn kỹ với dân, có gắng tạo mô hình để chỉ đạo làm mạnh trồng rừng theo kế hoạch viện trợ của PAM. Hướng dẫn trồng các cây thích hợp từng vùng, không gò ép. Tùy theo khả năng từng người mà giao đất trồng rừng, có thể khoán hoặc đấu thầu cho dân tại chỗ hoặc ở nơi khác đến làm.

- Khuyến khích mọi lực lượng quốc doanh, tập thể tổ hợp, tư nhân và gia đình đều tham gia làm hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu theo khả năng của mình hoặc liên kết, liên doanh, hùn vốn với nhau.

Cấp tỉnh cần nâng cao năng lực tổ chức điều hành nắm vững nhu cầu thị trường trước mắt, lâu dài, giá cả trong cả nước, ngoài nước,.. thông tin thường xuyên, kịp thời cho người sản xuất; có chính sách thỏa đáng thu hút các tổ chức kinh tế, khoa học kỹ thuật ở ngoài tỉnh (kể cả tư nhân có vốn, có kỹ thuật) hợp tác liên doanh với các thành phần kinh tế trong tỉnh để làm hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu; tìm mọi cách tháo gỡ mọi vướng mắc trong quan hệ mua bán, xuất nhập giữa Trung ương với tỉnh, huyện và cơ sở, đảm bảo công khai, bình đẳng, giảm chi phí gián tiếp, tăng tiền công cho người trực tiếp sản xuất; có kế hoạch giúp các đợn vị và tư nhân chuyên làm hàng xuất khẩu vay vốn của nhà nước (kể cả ngoại tệ) kết hợp với vốn tự có để phát triển số lượng và bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhất là các mặt hàng truyền thống có khối lượng lớn như mây tre đan, thêu ren, sơn mài, khảm, lụa tơ tằm, dệt,...

2. Tiết kiệm tiêu dùng, giành một phần vốn ngân sách, sử dụng các loại quỹ của xí nghiệp, hợp tác xã và các nguồn vốn của nhân dân đầu tư cho cơ sở vật chất để mở rộng sản xuất vào những năm sau.

3. Đổi mới quản lý, chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh sang hạch toán, xóa bỏ bao cấp, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất hàng hóa.[30;15].

Như vậy, những chủ trương, chính sách trên đây của Đảng bộ Hà Tây chưa đề cập đến những chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh ủy, cũng như chưa có dự án, nguồn vốn nào của nước ngoài đầu tư vào Tỉnh trước năm 1991. Lý do là vì vào tháng 12 năm 1987 Luật Đầu tư mới ra đời ở Việt Nam, cả nước tới năm 1989 mới có 67 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với vốn đầu tư là 525,5 triệu USD.

Bảng 6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam được cấp giấy phép năm 1989 - 1995

Đơn vị: Triệu USD

Năm Số DA ĐTRNN VĐTRNN Số DA FDI Số vốn FDI Tổng VĐK Tỷ trọng VĐTRNN/ TVĐT(%) Tổng số 154 621.8 6106 43209.8 43831.6 1.41935.0 1989 1 0.6 67 525.5 526.1 0.114 1991 3 0.0 107 735.0 7 0.000 1992 3 4.0 152 1291.5 1295.5 0.309 1993 4 5.4 196 2208.5 2213.5 0.244 1994 5 0.7 274 3037.4 3038.1 0.023

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

Bên cạnh đó, Hà Tây đến năm 1991 mới tách ra thành một tỉnh riêng còn trước đó vẫn là tỉnh Hà Sơn Bình với nền kinh tế còn chưa ổn định, kém phát triển, cơ sở hạ tầng còn thấp nên cũng chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Hà Tây thực sự thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài từ năm 1992 trở đi.

Tiểu kết chương 1:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp để phát triển nền kinh tế đối với các nước phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy vai trò quan trọng của việc thu

hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đối với nguồn lợi trong nước cả về công nghệ, lao động, kỹ thuật, vốn.... Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nền kinh tế nước ta đã dần đi vào ổn định, có tốc độ tăng trưởng nhanh qua các thời kỳ, co cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Hà Tây với những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế và xã hội thực sự là trở thành môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh. Với những thuận lợi như thế đòi hỏi Hà Tây cần phải có những chính sách thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn trực tiếp của nước ngoài trong thời gian tới.

Chương 2:

QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ HÀ TÂY THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI

TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2008

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây với việc thực hiện chính sách dầu tư trực tiếp của nước ngoài từ 1991 2008 (Trang 47 - 53)