Những kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây với việc thực hiện chính sách dầu tư trực tiếp của nước ngoài từ 1991 2008 (Trang 113 - 146)

Với những thành tựu, hạn chế và giải pháp của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Tây như vậy, Đảng bộ Hà Tây đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, phải quán triệt nghiêm túc, sâu sắc, vận dụng đúng đắn, sáng tạo kịp thời các quan điểm, chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng vào điều kiện thực tế của Tỉnh.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài có một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, nhất là đối với Việt Nam, một nước đang phất triển rất cần thu hút được các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế và xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương đúng đắn, kịp thời để thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài như Luật đầu tư nước ngoài (1987, 1996, 2006), Luật đất đai, Luật thuế... Đặc biệt là đường lối đổi mới tại Đại hội lần thứ VI, VII, VIII, IX, X của Đảng đã đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Đảng bộ Hà Tây luôn biết vận dụng những chính sách đúng đắn đường lối của Trung ương Đảng về Luật đầu tư, luật đất đai, luật thuế... để tạo môi trường đầu tư lành mạnh nhằm thu hút nguồn vốn của nước ngoài vào địa phương. Trên cơ sở tiếp nhận, thực hiện các chủ trương của Đảng, Đảng bộ Hà Tây đã căn cứ vào những tiềm năng, lợi thế và khả năng phát triển kinh tế của Tỉnh, chỉ đạo chặt chẽ các cấp, các ngành, các huyện, các xã, các cấp và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi bước vào thực hiện đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền từ

huyện đến cơ sở phải có sự tập trung lãnh đạo không những đúng đắn mà còn phải phát huy khả năng sáng tạo, chủ động, quyết tâm giành được những thắng lợi cao nhất.

Thực tế trong 17 năm qua (1991 - 2008), trên cơ sở nắm chắc điều kiện thực tế của Tỉnh, Đảng bộ Hà Tây đã có những chủ trương, chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và trở thành khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong 10 tỉnh có số vốn thu hút đầu tư nước ngoài lớn vào địa bàn và có xu hướng ngày càng phát triển.

Thứ hai, cần đề ra những giải pháp thiết thực, phù hợp để tổ chức thực hiện có hiệu quả về môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Tỉnh.

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH đất nước và tăng nhanh chóng, đáng kể nguồn thu ngân sách vào đất nước là điều không thể phủ nhận. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam nói chung và Hà Tây nói riêng. Để có thể tạo môi trường đầu tư lành mạnh, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đòi hỏi Hà Tây phải đề ra những giải pháp thiết thực và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

Thực tế cho thấy, Đảng bộ Hà Tây đã đề ra một số nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh có hiệu quả như: nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư (đất, thông tin các doanh nghiệp, hoàn thiện chính sách, thiết chế pháp lý...); nhóm giải pháp nhằm giảm giá thành, giảm chi phí gia nhập thị trường cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng thái độ phục vụ của các cán bộ công nhân viên trong giải quyết các yêu cầu, vướng mắc của các nhà đầu tư. Có thể nói, các giải pháp trên đây là một trong những điểm mạnh của tỉnh so với các tỉnh bạn nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp của các quốc gia trên thế giới và đã đạt được những hiệu quả nhất định góp phần tăng ngân sách của tỉnh. Bên cạnh đó, Hà

Tây cần học tập kinh nghiệm của các tỉnh bạn để có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh mình, từ đó có những giải pháp thiết thực và hợp lý với thực tiễn của địa phương hơn nữa như:

Hải Dương đã trở thành một trong 10 tỉnh thu hút vốn đầu tư nói chung và vốn FDI nói riêng mạnh nhất cả nước. Bí quyết khởi sắc của Hải Dương trong những năm đầu thế kỷ XXI trước hết là phải kể đến chủ trương đầu tư nguồn vốn FDI đúng hướng, đúng trọng tâm. Trong giai đoạn 2001-2003, Hải Dương đã xác định 3 lĩnh vực ưu tiên đầu tư đó là: ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tập trung đầu tư đổi mới, tăng cường công nghệ hiện đại; tập trung đào tạo nguồn nhân lực. Ba tiêu điểm này nhằm từng bước hoàn thiện những nhân tố cốt lõi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đó là vật chất kỹ thuật và con người. Trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI chủ yếu tập trung đầu tư cho phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp, đem lại tiềm lực mới cho ngành công nghiệp Hải Dương. Năm 2003 Hải Dương có 47 dự án ĐTTTNN có hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5554,1 triệu USD. Tập trung vốn FDI cho phát triển kinh tế là cách tạo nên tác nhân trực tiếp cho nền kinh tế còn nhiều khó khăn về vốn như Hải Dương. Theo đánh giá của Ông Lê Hồng Văn - Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh thì: "Vốn FDI đã đáp ứng được một phần nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển tại Hải Dương. Trung bình mỗi năm có trên 3000 tỷ đồng được đưa vào đầu tư, góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế của tỉnh, cải thiện cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho người lao động."

Cùng với phương hướng trên, một hành động thiết thực, hiệu quả đã và đang được Hải Dương thực hiện rất tốt để thu hút được nguồn vốn FDI đó là tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư.

Như vậy, Hà Tây có thể học tập khi đề ra những chủ trương đầu tư nguồn vốn FDI một cách đúng hướng và đúng trọng tâm.

Thứ ba, tạo thời cơ thu hút FDI.

Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tạo ra thời cơ thuận lợi cho mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Thời cơ và thách thức tồn tại đồng thời, khi xuất

hiện thời cơ mới thì đồng thời phải đối phó với thách thức mới. Vấn đề đặt ra cho Chính phủ Việt Nam nói chung và Hà Tây nói riêng, là phải biết tranh thủ thời cơ bằng đổi mới chính sách và luật pháp, tạo môi trường kinh doanh và đầu tư hấp dẫn, biến thời cơ thành thế và lực mới, để vượt qua thách thức đưa đất nước tiến lên. Thời cơ sẽ qua đi nếu không biết tận dụng chúng; thách thức sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không có giải pháp đúng để vượt qua.

Từ 1991 đến 1996, FDI vào Hà Tây đã gia tăng mạnh mẽ. Nhưng sau đó, từ 1997 đến 2004, FDI giảm sút nghiêm trọng, vốn thực hiện giao động từ 2,2 đến 2,5 tỷ USD. Trước thực trạng đáng buồn đó, có ý kiến cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực bắt đầu giữa năm 1997 đến tình hình kinh tế- xã hội nước ta. Cách lý giải đó tỏ ra không thuyết phục, vì chỉ tìm mối liên hệ “nhân-quả” theo logic hình thức, không giúp gì cho các nhà hoạch định chính sách của đất nước.

Cần lưu ý rằng, tháng 7 năm 1995 là tháng đầy ắp sự kiện đối ngoại: Việt Nam gia nhập ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, ký Hiệp định khung về hợp tác với EU. Ba sự kiện lớn đó tạo ra thời cơ mới cho đất nước. Tuy vậy, một số hoạt động đã diễn ra trái chiều; điển hình là việc sửa đổi lần thứ ba Luật đầu tư nước ngoài năm 1996, trong đó có một số nội dung đã gây phản ứng tiêu cực của các nhà đầu tư quốc tế; đồng thời nhiều Bộ ban hành các thông tư về xây dựng, nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng, môi trường, phòng chống cháy, nổ đẻ thêm nhiều giấy phép con, thủ tục hành chính phiền hà làm cho môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn hơn trước.

Ngày 2 tháng 7 năm 2007, cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực bắt đầu từ Thái Lan, khi nước này thả nổi tỷ giá đồng Bath, tiếp đó lan sang Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore và một số nước khác ở Châu Á. Việt Nam nằm ngoài vòng xoáy của cuộc khủng hoảng có thể được hưởng lợi do các nước láng giềng gặp khó khăn, nếu chủ động đề ra giải pháp đối phó, tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, tranh thủ lôi kéo các nhà đầu tư muốn di dời nhà máy tại các nước đang khủng hoảng kinh tế sang nước ta. Điều đó đã

Như vậy là thời cơ đã được tạo ra do các sự kiện lớn về hội nhập quốc tế vào tháng 7 năm 1995 và thách thức do cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực có thể biến thành cơ hội đã bị bỏ lỡ rất đáng tiếc.

Hiện nay nước ta đang đứng trước làn sóng thứ hai FDI vào Việt Nam, thì bài học đắt giá về việc bỏ lỡ thời cơ vào cuối thập niên trước cảnh tỉnh chúng ta rằng, thời cơ mới chỉ tồn tại vài ba năm, nếu không biết tranh thủ thì khó mà biến thành thế và lực mới.

Thực tế cho thấy, Hà Tây cũng cần phải tranh thủ nắm bắt thời cơ để biến thành thế và lực mới trong thời gian tiếp theo khi sát nhập vào thủ đô Hà Nội, ngày càng thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa.

Thứ tư, tăng cường lợi thế so sánh.

Mỗi địa phương đều tìm cách khai thác tối đa lợi thế so sánh của tỉnh mình để thu hút nhiều FDI. Trong thế giới hiện đại, lợi thế so sánh đã biến đổi. Tài nguyên thiên nhiên là một lợi thế, nhưng không còn đóng vai trò trọng yếu như thời kỳ phát triển, công nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên và vốn. Địa- chính trị vẫn là yếu tố quan trọng, nhưng cũng giảm bớt ảnh hưởng do cuộc cách mạng về viễn thông và giao thông vận tải đang làm cho thế giới “thu nhỏ lại”. Sau sự kiện khủng bố quốc tế 11/9/2001, vấn đề an ninh kinh tế, an toàn xã hội, ổn định chính trị nổi lên như là yếu tố hàng đầu. Chi phí lao động vẩn được các nhà đầu tư quan tâm, nhất là trong các dự án sử dụng nhiều lao động; nhưng năng suất lao động mới là yếu tố quan trọng gắn với trình độ lành nghề, năng lực tiếp cận công nghệ hiện đại của đội ngũ lao động được đào tạo có chất lượng với cơ cấu hợp lý.

10 nhân tố hàng đầu thường được nhà đầu tư tính đến khi lựa chọn địa bàn đầu tư

(mức độ quan trọng) 1) Tiếp cận khách hàng 77%

2) Môi trường chính trị và xã hội ổn định 64% 3) Điều kiện kinh doanh dễ dàng 54%

4) Độ tin cậy và chất lượng cơ sở hạ tầng 50% 5) Khả năng thuê chuyên viên có trình độ cao 39% 6) Khả năng thuê nhân viên quản lý 38%

7) Mức độ tham nhũng 36% 8) Chi phí lao động 33% 9) Tội phạm 33%

10) Khả năng thuê lao động kỷ thuật 32%

(Nguồn: MYGA, Điều tra đầu tư trực tiếp nước ngoài, tháng 1/2002)

Hà Tây có tài nguyên đa dạng nhưng chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong tỉnh, do vậy không có lợi thế về tài nguyên.

Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Hà Tây được đánh giá có lợi thế về lao động dồi dào, chi phí thấp; nhưng hiện nay lại là nhược điểm lớn do trình độ tay nghề thấp, cơ cấu lao động không hợp lý, ở những địa phương thu hút được nhiều FDI như Đồng Nai, Bình Dương thì thiếu lao động có kỹ năng cao, khi có dự án lớn trong ngành công nghệ thông tin thì thiếu hàng ngàn kỹ sư lành nghề.

Hạ tầng kỹ thuật và kinh tế như đường giao thông, vận tải hàng không, hàng hải, đường bộ, chất lượng cung ứng điện, cấp thoát nước, mạng lưới thông tin và viễn thông, dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, công nghiệp phụ trợ…không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng là nhược điểm lớn cần phải được Đảng, Nhà nước và Đảng bộ các cấp quan tâm.

Lợi thế nổi trội của nước ta nói chung và Hà Tây nói riêng hiện nay, là sự ổn định về chính trị gắn với thể chế kinh tế, an ninh và an toàn xã hội được bảo đảm so với nhiều nước trong khu vực; tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập của người dân tăng lên nhanh chóng sắp vượt qua ngưỡng của nước có thu nhập thấp, trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Để làn sóng FDI đang diễn ra hiện nay đưa lại những kết quả lớn hơn, Hà Tây cần phát huy lợi thế về ổn định chính trị, an toàn xã hội, thị trường

hình thành đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật, chuyên viên kinh tế, nhà quản lý có trình độ cao, xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và kinh tế đủ sức tiếp nhận nhiều dự án FDI có quy mô lớn, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa đất nước.

Thứ năm, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước.

Vai trò Nhà nước trong kinh tế thị trường luôn là vấn đề thời sự, gây ra nhiều cuộc tranh luận trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay, quan điểm được nhiều đồng tình là đã qua rồi thời kỳ “Nhà nước cai trị”, “Nhà nước quản lý đơn thuần bằng mệnh lệnh hành chính”; cũng không thể có “Nhà nước yếu và thị trường mạnh” được; ngày nay Nhà nước đóng vai trò tạo lập môi trường thể chế và cơ

sở hạ tầng thuận lợi, hấp dẫn để mọi ý tưởng mới, sáng tạo của cá nhân và tổ

chức trong hoạt động đầu tư và kinh doanh được thực hiện có hiệu quả.

Trong những năm đầu thực hiện Luật đầu tư nước ngoài, từ 1988 đến 1993, do nước ta bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường, FDI là một hoạt động kinh tế đối ngoại còn khá mới mẻ, nên nhìn chung môi trường đầu tư khá hấp dẫn nhờ có Luật đầu tư thông thoáng, thủ tục hành chính đơn giản, các cơ quan nhà nước từ địa phương đến Trung ương “trải chiếu hoa” đón nhà đầu tư. Từ 1994 về sau, nhiều Bộ đã ban hành thông tư quy định thủ tục hành chính theo hướng “tăng cường quản lý nhà nước”, đề ra không biết bao nhiêu là “giấy phép con” kèm theo hồ sơ xin phép và lệ phí, gây ra phiền hà cho nhà đầu tư, tác động tiêu cực đến tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh ở nước ta. Đây là một bài học liên quan đến nhận thức và quan điểm về Nhà nước trong kinh tế thị trường, mà cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nghị quyết của Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ về việc cải cách nền hành chính quốc gia nhưng xem ra vẫn là một vấn đề thời sự, mà nếu không được giải quyết một cách cơ bản sẽ ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế- xã hội, trong đó có FDI.

Trên cơ sở đó, thực tế của Hà Tây cũng đã chỉ ra rằng, cần đặt trọng tâm công tác quản lý nhà nước FDI vào hoạt động xúc tiến đầu tư, bởi vì đây

là công đoạn đầu tiên và quan trọng nhất để các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án ở Hà Tây. Hoạt động xúc tiến đầu tư phải đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài, không phải chỉ là giải thích môi trường, luật pháp như trong thời kỳ đầu, mà là các tư liệu cụ thể, chính xác tiềm năng kinh tế, nguồn nhân lực, dự án phát triển, các quy định về đất đai, ưu đãi thuế, tình

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây với việc thực hiện chính sách dầu tư trực tiếp của nước ngoài từ 1991 2008 (Trang 113 - 146)