Quan điểm, chủ trương của Đảng bộ Hà Tây về chính sách thu

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây với việc thực hiện chính sách dầu tư trực tiếp của nước ngoài từ 1991 2008 (Trang 53 - 56)

hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1991 đến năm 2000

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, khả năng tích lũy vốn kém, nền kinh tế đang thiếu thốn trầm trọng do phải trải qua nhiều năm chiến tranh ác liệt, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Hơn nữa sau chiến tranh do phát triển mô hình kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, nền kinh tế hướng nội ít mở rộng quan hệ với bên ngoài... tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng một thời gian dài. Trước tình hình cấp bách như trên cùng với việc tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước đang phát triển đi trước, chúng ta đã có sự thay đổi nhận thức về quan điểm phát triển kinh tế trong đó có sự đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại, điều đó được đánh dấu bằng Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Trong Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội khẳng định: "Cùng với việc mở rộng sản xuất, nhập khẩu, tranh thủ vốn việc trợ và vốn vay dài hạn cần vận dụng nhiều hình thức đa dạng để phát triển kinh tế đối ngoại". [28;443]

Đại hội VI cũng chỉ rõ những việc cần làm ngay là công bố chính sách nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới nhiều hình thức các ngành nghề và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao, làm hàng nhập khẩu đi đôi với công bố Luật đầu tư cần có những chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều vào nước ta để kinh doanh.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định: Kinh tế hợp tác, liên doanh với nước ngoài không chỉ là phương thức chính để thu hút vốn đầu tư bên ngoài mà còn là con đường thích hợp để tiếp nhận công nghệ, kỹ năng,

kinh nghiệm quản lý tiên tiến, mở lối đi vào thị trường khu vực và thế giới, thúc đẩy xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh, điều chỉnh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với biến đổi của tình hình thế giới.

Đại hội cũng đưa ra chủ trương: Cần tích cực cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động hợp tác các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia nhằm tạo thế đứng trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới; Ưu tiên cho đầu tư trực tiếp nhất là các công tư đa quốc gia (ĐQG), xuyên quốc gia (XQG) có tầm cỡ thế giới để tranh thủ chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, điều hành tiên tiến mở lối thâm nhập vào thị trường khu vực và quốc tế.

Đến Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức kinh doanh, liên kết kinh tế giữa nhà nước với kinh tế tư nhân trong và ngoài nước mang lại lợi ích thiết thực cho các nhà đầu tư kinh doanh; Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.

Để tăng cường đầu tư nguồn vốn FDI, Luật Đầu tư đã chính thức ban hành năm 1987, sửa đổi và bổ sung hai lần vào năm 1990, 1992, sau đó được thay đổi bằng Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và được sửa đổi bổ sung năm 2000. Gần đây nhất là Luật đầu tư nước ngoài mới được bổ sung 1/7/2006. Năm 1997, đứng trước tình hình khó khăn về thu hút mới và việc thực hiện vốn FDI, các quy định mới nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam như: Nghị định 10/1998/NĐ - TTCP của Thủ tướng Chính phủ ngày 26-3-1999 ban hành kịp thời với đường lối nhất quán nhằm khuyến khích các nhà đầu tư vào Việt Nam. Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu đối với các nhà đầu tư vào Việt Nam. Nhà nước Việt Nam bào hộ quyền sở hữu đới với đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của các nhà đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cùng các thủ tục đơn giản, nhanh chóng cho

Theo quy định mới, thời gian thẩm định cấp phép cho các chủ dự án đã rút ngắn từ 90 - 60 ngày xuống còn 45 - 30 ngày, thậm chí 15 ngày đối với khu công nghiệp kể từ khi các nhà đầu tư nộp đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép Việt Nam sẽ chính thức thông báo xét đơn đề nghị của các nhà đầu tư.

Một điểm thay đổi căn bản trong quá trình quản lý nhà nước đối với FDI là việc thực hiện phân cấp cho UBND các tỉnh thành phố được quyền cấp phép đầu tư đơi với các dự án hoạt động trên địa bàn, ngoài ra cho phép cac ban quản lý khu công nghiệp được ủy quyền cấp phép đầu tư theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và của Thủ tướng Chính phủ.

Qua đây, chúng ta thấy Đảng và Nhà nước Việt Nam đánh gia cao vai trò các quan hệ kinh tế đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Đảng và Chính phủ nhận thấy răng trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn nghèo, muốn phát triển nhanh chóng chúng ta cần phải tận dụng vốn, kỹ thuật của các nước công nghiệp phát triển và coi nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng cho sự phát triển lâu dài và bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

Hà Tây là một tỉnh có tiềm năng để tạo nên sức thu hút đầu tư tự nhiên do có vị trí địa lý liền kề thủ đô Hà Nội, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có điều kiện và địa hình, địa chất thuận lợi, hệ thống giao thông các loại phát triển nhanh, nguồn lực lao động dồi dào,...

Đảng bộ Hà Tây đã quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng đã đề ra những chủ trương, chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Chủ trương đó được thể hiện qua một số văn bản quan trọng:

- Quyết định 188 - QĐ/UB ngày 30/3/1996 thành lập Sở Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở đổi tên và tổ chức lại Ủy ban Kế hoạch tỉnh Hà Tây. Sở Kế hoạch và Đầu tư được UBND Tỉnh ủy quyền quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài và hợp tác đầu tư, là cơ quan đầu mối giải quyết mọi thủ tục liên quan đến đầu tư của chủ đầu tư.

Tiếp theo là Quyết định thành lập doanh nghiệp số: 223/QĐ- UBND tỉnh ngày 29/04/1993 của UBND tỉnh Hà tây; Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 200-532 ngày 06/05/1993 của trọng tài kinh tế Nhà Nước tỉnh Hà tây; Nghị định số 52/CP ngày 07/07/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng... nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Hà Tây.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh, công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm 1991 - 2000 trên địa bàn Hà Tây đạt được những kết quả to lớn, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu của địa phương, tạo nguồn ngân sách lớn; tạo tiền đề vật chất quan trọng để chuyển giao công nghệ, tiếp cận nền kinh tế tri thức, hội nhập kinh tế quốc tế.[49;5]

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây với việc thực hiện chính sách dầu tư trực tiếp của nước ngoài từ 1991 2008 (Trang 53 - 56)