Người ta chỉ có thể phân biệt được bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các hình thức trên biểu hiện cụ thể của nó. FDI tuy được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau song không phải quốc gia nào cũng áp dụng đầy đủ mọi loại hình. Trong thực tế, hoạt động FDI có nhiều cách tổ chức cụ thể khác nhau tùy theo tính chất pháp lý và vai trò của mỗi bên trong quá trình hợp tác đầu tư. Xét trên góc độ toàn cầu những hình thức FDI thường được áp dụng là:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual Business Co - operation) - Doanh nghiệp liên doanh (Joint Enture Sprise)
- Doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài (100 % foreign Capital Sprise) - Hình thức BOT (Buiding Operate Transfer: Xây dựng - kinh doanh -
chuyển giao)
- Hình thức BTO (Buiding - Transfer - Operate: Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh)
- Hình thức BT (Buiding Transfer: Xây dựng - chuyển giao)
Trong các loại hình đầu tư nước ngoài trên đây, hợp tác kinh doanh là hình thức đa dạng và được áp dụng trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí,
công nghệ gia công, dịch vụ. Doanh nghiệp liên doanh là loại hình thức nước chủ nhà ưa chuộng vì có điều kiện để học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài, đào tạo lao động, tiếp cận dần chỗ đứng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi bên nước chủ nhà phải có khả năng góp vốn, có đủ trình độ tham gia quản lý doanh nghiệp với nước ngoài thì nước chủ nhà mới đạt hiệu quả như mong muốn. Xu hướng chung của tất cả các nước là phát triển dần vốn góp của nên nước sở tại trong doanh nghiệp liên doanh, từ đó tăng cường ảnh hưởng của mình trong doanh nghiệp tiến tới kiểm soát và quản lý hoàn toàn các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh. Tuy vậy, hình thức này ngày càng không được chủ đầu tư nước ngoài ưa thích vì những phiền phức do nguyên tắc nhất trí trong quản lý, đối tác đầu tư ngang tầm,... Doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài lúc đầu không được người nước ngoài ưa thích do chưa nắm rõ tình hình và luật pháp nước sở tại, họ không muốn chia sẻ rủi ro với nước nhà. Mặt khác, nước chủ nhà cũng không thích hình thức này vì họ muốn chia sẻ lợi ích, học hỏi kinh nghiệm. Xu hướng chung, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày càng mở rộng hơn vì các chủ đầu tư nước ngoài muốn tự mình quản lý và hướng lợi nhuận do các thành quả đầu tư mang lại, còn nước sở tại buộc phải chấp nhận để cạnh tranh. Hình thức BOT, BTO, BT lại rất được ưa chuộng ở những nền kinh tế có cơ sở hạ tầng yếu kém vì họ không có đủ vốn để dầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài ra công ty cổ phần trong nước có vốn đầu tư nước ngoài, là loại hình phổ biến trên thế giới và được áp dụng ở nhiều nước Đông Nam Á. So với các công ty trách nhiệm hữu hạn thì các công ty này có lợi thế về huy động vốn, giảm thiểu rủi ro. Còn cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là hệ thống các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phát hành cổ phiếu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước sở tại tham dự vào sở hữu và quản lý doanh nghiệp.[76;50]