ngoài từ năm 1991 đến năm 2000
ngoài từ năm 1991 đến năm 2000
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, khả năng tích lũy vốn kém, nền kinh tế đang thiếu thốn trầm trọng do phải trải qua nhiều năm chiến tranh ác liệt, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Hơn nữa sau chiến tranh do phát triển mô hình kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, nền kinh tế hướng nội ít mở rộng quan hệ với bên ngoài... tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng một thời gian dài. Trước tình hình cấp bách như trên cùng với việc tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước đang phát triển đi trước, chúng ta đã có sự thay đổi nhận thức về quan điểm phát triển kinh tế trong đó có sự đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại, điều đó được đánh dấu bằng Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Trong Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội khẳng định: "Cùng với việc mở rộng sản xuất, nhập khẩu, tranh thủ vốn việc trợ và vốn vay dài hạn cần vận dụng nhiều hình thức đa dạng để phát triển kinh tế đối ngoại". [28;443]
Đại hội VI cũng chỉ rõ những việc cần làm ngay là công bố chính sách nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới nhiều hình thức các ngành nghề và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao, làm hàng nhập khẩu đi đôi với công bố Luật đầu tư cần có những chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều vào nước ta để kinh doanh.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định: Kinh tế hợp tác, liên doanh với nước ngoài không chỉ là phương thức chính để thu hút vốn đầu tư bên ngoài mà còn là con đường thích hợp để tiếp nhận công nghệ, kỹ năng,