Đảng bộ tỉnh Hà Tây với việc thực hiện chính sách thu hút vốn

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây với việc thực hiện chính sách dầu tư trực tiếp của nước ngoài từ 1991 2008 (Trang 56 - 66)

đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1991 đến năm 2000

* Quy mô và nhịp độ thu hút FDI

Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành vào năm 1987 tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thì đã có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, đến năm 1992 Hà Tây mới tiếp nhận dự án FDI đầu tiên, đó là liên doanh giữa xí nghiệp thực phẩm 19/5 (Sơn Tây) và công ty Sơn Linh (Trung Quốc) để sản xuất bao bì với số vốn đăng ký là 245.725 USD. Đây tuy là một dự án nhỏ nhưng là bước khởi đầu rất có ý nghĩa vì nó mở ra và chứng tỏ rằng Hà Tây có điều kiện và khả năng để thu hút và sử dựng vốn FDI phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp theo, hàng năm số dự án và tổng số vốn ngày càng tăng đưa Hà Tây vươn lên là tỉnh đứng thứ 9 trong cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 9/2002 trên địa bàn tỉnh Hà Tây đã có 54 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép (trong đó có cả các chi nhánh). Từ năm 1992 đến năm 1996, các

từ năm 1997, do có khủng hoảng từ khu vực và thế giới, đồng thời thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề phức tạp, nhất là khâu đền bù và giải phóng mặt bằng, cấp bìa đỏ quyền sử dụng đất,.. nên các dự án đầu tư ngày càng giảm.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp do không triển khai thực hiện dự án do thiếu vốn hoặc chuyển đổi công tác liên doanh, đến nay trên địa bàn tỉnh chỉ còn 45 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 656,3 triệu USD (xem bảng 7). Sau khi cấp giấy phép nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng đầu tư vốn, xây dựng cơ sở, đầu tư trang thiết bị với công nghệ cao và đi vào tổ chức kinh doanh. Đến nay. đã có 24 doanh nghiệp đang duy trì hoạt động và phát huy hiệu quả trong kinh doanh, 21 doanh nghiệp còn lại chưa triển khai (trong đó 14 doanh nghiệp mới được cấp giấy phép đầu tư).[51;8]

Bảng 7: Tình hình cấp phép đầu tư qua các năm Năm Số dự án Vốn đầu tư

(USD) Vốn pháp định (USD) 1992 1 245.725 245.725 1993 1 4.700.000 2.300.000 1994 6 263.061.000 123.911.000 1995 3 57.551.000 23.268.000 1996 5 230.577.000 80.677.000 1997 6 46.421.000 24.984.000 1998 4 15.000.000 5.420.000 1999 4 4.300.000 3.900.000 2000 1 6.000.000 6.000.000 Tổng 31 627.855.725 270.585.725

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây

Nhịp độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Năm 1992 lượng vốn đầu tư mới chỉ đạt 0,246 triệu USD, đến năm 2001, lượng vốn này tăng lên 641,535, triệu USD. Bình quân mỗi năm tỉnh thu hút được 64,1 triệu vốn đầu tư nước ngoài, đây là con số tương đối cao so với các tỉnh trong cả nước.

Đạt được kết quả này là do nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của nguồn vốn FDI nên UBND tỉnh đã tích cực đẩy mạnh công tác xúc tiến kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào Hà Tây dựa trên những lợi thế của tỉnh, song đồng vốn đầu tư nước ngoài này vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. [51; 10]

* Cơ cấu vốn đầu tư

Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài bởi vì nó có tác động to lớn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

- Cơ cấu đầu tư theo ngành

Thời kỳ đầu, để tận thu được nguồn vốn đầu tư nước ngoài nên chúng ta có phần ít chú ý tới việc phải lựa chọn các dự án đầu tư sao cho phù hợp với cơ cấu kinh tế của cả nước. Càng về sau yêu cầu này càng được đặt ra nghiêm ngặt hơn. Qua nhiều năm vừa làm vừa điều chỉnh, cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có bước chuyển biến quan trọng, bước đầu phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.

Đối với Hà Tây, trong năm 1991 - 2000 FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, nông - lâm nghiệp và dịch vụ. Đó là điều dễ hiểu bởi chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài tập trung trong lĩnh vực công nghiệp để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và nguồn nhân lực (nhân công, nguyên vật liệu,...).

Trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ, có 3 dự án đầu tư, đó là Công ty TNHH Golf Đồng quê Phú Mãn với vốn đầu tư là 12.000 USD, Công ty liên doanh xây dựng Việt - Trung với số vốn 1.200 USD và Công ty TNHH Thung Lũng Vua (Golf Đồng Mô) với vốn đầu tư hơn 10.000 USD. Nhưng hiện nay chỉ còn 2 dự án còn hiệu lực, chiếm 4,4 % số dự án và bằng 2,02 % tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực nông nghiệp thu hút được 3 dự án chiếm 6,67% số dự án và 1,2% tổng vốn đầu tư, tập trung vào sản xuất chè và gỗ. Còn lại 96,78% vốn đầu tư tập trung vào lĩnh vực sản xuất vật chất mà phần lớn vào công nghiệp chế biến

Bảng 8: Cơ cấu đầu tư theo ngành

Tên ngành Số dự án Vốn đầu tư (USD) Tỷ lệ (%) 1. Công nghiệp trong đó: - Công nghiệp thực phẩm - Công nghiệp VLXD - Công nghiệp TD - XK 40 6 6 28 635.192.725 374.629.000 34.977.000 225.586.725 96,78 57,08 5,30 34,40

2. Nông - lâm nghiệp 3 7.900.000 1,20

3. Du lịch - dịch vụ 2 13.200.000 2,02

Tổng 45 656.200.000 100

Nguồn: Tổng hợp thống kê về FDI của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây

Qua bảng trên ta thấy trong lĩnh vực công nghiệp, vốn FDI tập trung nhiều vào công nghiệp thực phẩm, chủ yếu là các sản phẩm như: nước giải khát, chế biến sữa,... Mặc dù ngành công nghiệp này chỉ chiếm 13 % số dự án nhưng chiếm tới 57 % tổng vốn đầu tư. Điều đó cho thấy quy mô của các dự án công nghiệp thực phẩm là khá lớn (62,5 triệu USD/dự án) và Hà Tây đã biết tận dụng các nguồn lực và tiềm năng để phát triển ngành này. Với tài nguyên và khí hậu đa dạng, Hà Tây có điều kiện để nuôi trồng nhiều loại động, thực vật có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, cung cấp nhiều chủng loại nguyên liệu đàu vào cho các ngành chế biên thực phẩm. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành này còn chưa tương xứng với tiềm năng.[51;12]

Trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng, mặc dù là tỉnh có nhiều triển vọng để phát triển do sở hữu nhiều loại khoáng sản phi kim như đá vôi, đất sét, cao lanh,... với trữ lượng lớn, nhưng các dự án FDI công nghiệp trong ngành này không nhiều (13 % số dự án) và vốn đầu tư quá nhỏ bé (5,3 % tổng vốn đầu tư). Đối với ngành công nghiệp hàng tiêu dùng - xuất khẩu. Hà Tây

cũng có nhiều lợi thế như gần các thị trường lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, nhân công dồi dào lại có tay nghề khéo léo nhưng mới chỉ chiếm 34,4 % tổng vốn FDI trong khi ngành có số lượng dự án nhiều nhất (62,2 % số dự án). Phần lớn các sản phẩm công nghiệp hàng tiêu dùng - xuất khẩu là dựa trên lợi thế về lao động như dệt, may mặc, thủ công mỹ nghệ,.. còn các ngành mũi nhọn đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác còn phát triển chậm.

Bảng 9: Danh mục các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 1999 (đã sản xuất)

Lao động (người) Doanh thu (1000 USD) Nộp ngân sách (1000 USD) Lãi (+) Lỗ (-) (1000 USD) 1. Công ty chè chính nhân 60 41 02 -

2. Công ty nước ngọt Cocacola 972 21454 5763 - 13960

3. Công ty Charoen - pokphand 228 32709 2615 1040

4. Công ty sữa Néstle 22 163 69 410

5. Công ty may mặc Pacific 502 5671 24 324

6. Công ty hộp cao cấp 526 1471 4,5 -

7. Xưởng in bao bì Sơn Linh 43 22 158 8,1 - 8

8. Công ty Ủc 97 1573 142 - 1070

9. Công ty liên doanh VLXD- Sungeiway 98 2040 93 -

10. Công ty bao bì Trown-vinalimex 111 18568 650 - 7586

11. Công ty TNHH thép Mitsui- T.Long 36 1948 176 - 51

12. Nhà máy VFT 29 1836 312 -

13. Công ty Chiuyi Leak less 101 239 27 69

14. Công ty TNHH Chiuyi- Việt Nam 1754 363 53

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tây năm 1995 - 1999, Tổng cục thống kê, Hà Tây 2000

Bảng 10: Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư Hình thức đầu tư Số dự án Tỷ lệ (%) Vốn đầu tư Tỷ lệ (%) Hợp đồng hợp tác kinh doanh 2 4,4 802.725 0,12 Doanh nghiệp liên doanh 19 42,2 1120.534.000 18,30 Doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài 19 42,2 522.156.000 79,56

Chi nhánh 5 11,2 12.800.000 2,02

Tổng 45 100 656.292.725 100

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây

Qua số liệu trên cho thấy rằng mặc dù nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia tất cả các hình thức đầu tư chủ yếu, song tỷ lệ đầu tư vào các hình thức này có một sự chênh lệch quá lớn. Cụ thể, chỉ có 2 dự án hoạt động theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, chiếm 4,4 % số dự án và 0,12 % vốn đầu tư. [52;21]

Đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất cả về số dự án (42,2 %) và tổng vốn đầu tư (79,56 %). Trước đây, 2 dự án lớn nhất của tỉnh (Công ty Coca-cola với vốn đầu tư hơn 151 triệu USD và công ty Bia Hà Tây với số vốn 190 triệu USD) là những doanh nghiệp liên doanh. Nhưng đối tác nước ngoài đã đề nghị chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài. Hình thức này đem lại quyền làm chủ hoàn toàn cho nhà đầu tư nước ngoài, họ có thể điều hành doanh nghiệp theo ý mình mà không phải phụ thuộc vào ý kiến đối tác Việt Nam.

Hình Đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất cả về số dự án (42,2 %) và tổng vốn đầu tư (79,56 %). . Đây là hình thức được các đối tác Việt Nam rất yêu thích nhưng đang có xu hướng giảm trong khi hình thức doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài ngày càng tăng. Đây là sự thay đổi phù hợp với xu thế chung của cả nước.

Các nhà đầu tư nước ngoài sau thời gian đầu bỡ ngỡ đã hiểu rõ hơn về luật pháp, chính sách, phong tục tập quán và thói quen người tiêu dùng Việt

Nam và sản phẩm của họ có chỗ đứng trên thị trường. Các nhà đầu tư nước ngoài muốn được tự chủ trong điều hành, quản lý doanh nghiệp, họ không muốn bị lệ thuộc vào ý kiến của đối tác Việt Nam ngày càng bị hạn chế vì thiếu cán bộ, thiếu vốn đóng góp... Do đó, các dự án đầu tư chủ yếu là doanh nghiệp 100 % vốn đầu tư nước ngoài và nhiều doanh nghiệp liên doanh trước đây đã chuyển thành doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài. [52;25]

Mặc dù chi nhành không phải là hình thức của FDI nhưng chiếm một vị trí tương đối với 11,2 % số dự án và 2,02 5 tổng vốn đầu tư. Trong tương lai các chi nhánh này sẽ trở thành doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Hà Tây. Ban đầu, nếu thấy phù hợp và họ không gặp khó khăn gì về tài chính, họ sẽ thay đổi hình thức đầu tư.

* Cơ cấu đầu tư theo đối tác

Sau dự án FDI đầu tiên bao bì với đối tác Trung Quốc đi vào sản xuất, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến từ khắp các châu lục trên thế giới đã đầu tư vào Hà Tây. Điều này là phù hợp với chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư với các nước trên thế giới của Đảng và Nhà nước.

Tính đến năm 2000, đã có 18 nước trên thế giới đầu tư trực tiếp vào Hà Tây. Có thể nói sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy chưa nhiều song đã làm sống động môi trường đầu tư của tỉnh. Đó cũng là động lực thúc đẩy thêm sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư mới đến Hà Tây (Xem bảng 11)

Bảng 11: Cơ cấu vốn đầu tư theo đối tác

STT Tên nước Số dự án Vốn đầu tư

(USD) Tỷ lệ (%) 1 Singapore 5 346.390.000 52,80 2 Mỹ 4 73.977.000 11,27 3 Đài Loan 8 65.092.000 9,91 4 Austraylia 2 44.250.000 6,74 5 Malaysia 3 31.300.300 4,85 6 Thái Lan 2 31.847.000 4,78 7 Nhật Bản 4 24.190.000 3,69 8 Philippin 2 12.800.000 1,95 9 Hàn Quốc 4 6.300.000 0,96 10 Pháp 2 5.400.000 0,82 11 Anh 1 3.621.000 0,55 12 Thụy Sỹ 1 2.700.000 0,41 13 Hungary 1 2.253.000 0,34 14 Đức 1 1.827.000 0,28 15 Italia 1 1.500.000 0,23 16 Trung Quốc 2 1.445.725 0,22 17 Ucraina 1 800.000 0,12 18 Áo 1 500.000 0,08

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng số dự án của Đài Loan trong tổng số dự án FDI vào Hà Tây là lớn nhất (17,78 %), tỷ trọng vốn đầu tư chỉ đứng hàng thứ ba sau Singapore và Mỹ. Singapore là nước đầu tư lớn nhất vào Hà Tây (chiếm 11,11 % về số dự án nhưng chiếm 51,8 % tổng vốn đầu tư). Đối tác nước ngoài đầu tư ở Hà Tây cũng có những đặc điểm giống với tình hình chung của cả nước, đó là các đối tác đứng đầu trong số các nhà đầu tư ở Hà

Tây, cũng là những nhà đầu tư thuộc danh sách 10 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Các công ty của Singapore và Đài Loan đang đứng đầu về vốn đăng ký, chiếm tới 63 % tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Tây. [52;28]

Mỹ và Nhật Bản là hai đối tác quan trọng của tỉnh vì họ đã tham gia đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn với quy mô đầu tư tương đối lớn, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa như điện tử viễn thông. Nhưng nếu nhìn một cách tổng quát, vốn FDI của Mỹ và Nhật Bản còn thấp hơn nhiều so với Singapore. Tuy vậy, các dự án FDI của Nhật Bản và Mỹ đã thể hiện là có rất nhiều khả quan khi bước vào hoạt động.

Thời kỳ đầu khi mới thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, chủ yếu là các công ty nhỏ đến đầu tư tại Hà Tây. Từ năm 1994, một số tập đoàn lớn đã xúc tiến đầu tư tại Hà Tây như: Coca-cola, Tiger, Newtell, CP Group, Nestle... Đó cũng là những doanh nghiệp đầu đàn đang kinh doanh có hiệu quả và tạo nguồn thu, giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong tỉnh.

Nói chung, các nhà đầu tư nước ngoài đến làm việc tại các doanh nghiệp của Hà Tây nhìn chung đều chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước, không có biểu hiện hoạt động chính trị đi ngược lại đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

* Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ

Hà Tây là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có nhiều thuận lợi, do vậy vốn FDI mà tỉnh đã thu hút được trong những năm vừa qua là khá cao so với các tỉnh khác trong cả nước. Song sự phân bổ cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ của tỉnh còn nhiều hạn chế, có sự mất cân đối cả về số dự án cũng như về tổng vốn đầu tư ở các địa phương mặc dù các địa phương đã biết khai thác những thế mạnh riêng của mình để thu hút vốn FDI.

Xét về cơ cấu lãnh thổ, toàn tỉnh Hà Tây có 12 huyện và 2 thị xã thì chỉ có 8 huyện, thị có các dự án FDI, còn lại gần một nửa số địa phương vẫn chưa thu hút được vốn FDI (xem bảng 12)

Bảng 12: Cơ cấu FDI theo lãnh thổ

Đơn vị huyện, thị Số dự án Vốn đầu tư Tỷ lệ % vốn đầu tư Thường Tín 4 396.746.000 60,47 Hà Đông 17 110.871.000 16,89 Chương Mỹ 3 41.200.000 6,28 Hoài Đức 6 38.027.000 5,79

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây với việc thực hiện chính sách dầu tư trực tiếp của nước ngoài từ 1991 2008 (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)