Lịch sử phát triển của FDI

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây với việc thực hiện chính sách dầu tư trực tiếp của nước ngoài từ 1991 2008 (Trang 25 - 31)

Trong lịch sử kinh tế thế giới, FDI đã từng xuất hiện ngay từ thời tiền tư bản. Thời kỳ mà các nước tư bản mở mang thị trường tiêu thụ hàng hóa bằng cách xâm lược, biến nhiều nước trở thành thuộc địa ở ngoài phạm vi lãnh thổ nước mình. FDI tồn tại dưới dạng các nhà tư bản vốn dựa các thuộc địa, để bóc lột sức lao động và khai thác khoáng sản, đồn điền để tạo ra các nguồn nguyên liệu cung cấp cho chính quyền chính quốc.

Sau này nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến một mức độ nhất định dẫn đến tình trạng tích tụ và tập trung tư bản "tư bản thừa", xuất hiện như một tất yếu. Lênin dùng khái niệm "tư bản thừa" bằng cách giải thích như sau: "nếu chủ nghĩa tư bản chú ý đến phát triển nông nghiệp, đến nâng cao mức sống của quần chúng nhân dân... thì không thể có tư bản thừa", "chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn còn chuyên dùng, không phải nâng cao mức sống của quần chúng trong một nước nhất định - vì như thế sẽ đi đến kết quả làm giảm bớt lợi nhuận của bọn tư bản mà là để tăng thêm lợi nhuận đó bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, vào những nước lạc hậu. Trong các nước này lợi nhuận thường cao, vì tư bản còn ít giá đất đai tương đối không là bao, tiền công hạ, nguyên liệu rẻ" [76; 9]

Như vậy "tư bản thừa": là do khi chúng nhìn thấy được những "mảnh đất màu mỡ" mà tại đó chúng có khả năng sinh lợi cao - trong khi ở nước sở tại, các điều kiện cho nhà đầu tư sinh lợi đã trở nên rất hạn chế. Có thể nói "xuất khẩu tư bản" thực chất là một loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài phản ánh sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở một giai đoạn cao hơn.

Cùng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được các nhà tư bản ý thức ngày càng rõ ràng hơn. Những năm đầu của thế kỉ XX, khoảng 70% FDI của thế giới là đầu tư vào các nước đang phát triển. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, phong trào giải phóng dân tộc dấy lên mạnh mẽ làm sụp đổ từng mảng lớn hệ thống thuộc địa. Hàng trăm quốc gia giành lại quyền độc lập về mặt kinh tế, ở mức độ khác nhau, biện pháp "quốc hữu hóa" tư bản nhà nước được áp dụng phổ biến trong hầu hết các nước mới độc lập. Bối cảnh đó đã phần nào khiến dòng FDI từ các nước phát triển đổ sang các nước đang phát triển và chậm phát triển, đột nhiên chững lại và suy giảm. [76;20]

Cùng với quá trình hình thành hai hình thức chính trị - xã hội đối lập với nhau thì bức tranh FDI trên bình diện quốc tế có sự thay đổi. Vấn đề cạnh

hình thức và FDI cũng chỉ vận động trong nội bộ các nước thuộc cùng hệ thống mà thôi. Các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) chuyển vốn cho nhau theo ý nghĩa là người viện trợ, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau (về thực chất đây không phải là đầu tư trực tiếp). Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra mạnh mẽ vào những năm 50, theo một xu hướng mới. Thời gian này, các nước tư bản Tây Âu thiếu rất nhiều vốn để khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Tây Âu, Nhật Bản trở thành điểm nóng của đầu tư. Các nước này thu hút 40% tổng FDI toàn thế giới vào năm 1950 và lên tới khoảng 69% vào năm 1960. Mĩ là quốc gia đầu tiên trên thế giới về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư chủ yếu của Mĩ là vào các nước Tây Âu, Nhật Bản và các nước đồng minh Đông Nam châu Á. [76;23]

Đến những thập kỉ 60, 70 dòng FDI từ các nước công nghiệp phát triển, chủ yếu nhằm vào lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên và các ngành chiếm nhiều sức lao động như dệt và may. Đặc biệt, khu vực Mỹ La Tinh đã thu hút vốn với quy mô lớn và nhịp độ phát triển khá cao trong những năm trên tạo nên nhịp phát triển, tăng trưởng ngoạn mục. Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây, với sự kiện khủng hoảng của hệ thống XHCN, lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động mạnh của xu hướng thị trường hóa toàn cầu trong đó thị trường vốn đầu tư nói chung và hình thức FDI nói riêng giờ đây không chỉ còn trong phạm vi của những nước theo cơ chế thị trường truyền thống, nhưng các thành viên mở rộng hầu như không có ngoại lệ ở phía "cầu" và thêm không ít những thành viên, nhất là các nước công nghiệp mới ở phía "cung". Tổng FDI trên thế giới bình quân hàng năm thời kì 1983 - 1987 chỉ là 47,1 tỷ USD. Bốn năm tiếp theo, con số này tăng lên 100 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với thời kì 1983 - 1987, trong đó mức tăng kỷ lục đạt 235 tỷ USD vào năm 1990. Điều quan trọng hơn cả đối với sự gia tăng về số lượng này có lẽ phải nói đến một môi trường cơ chế kinh tế nói chung, cũng như khuyến khích kinh doanh tạo dòng di chuyển FDI có được những thuận lợi hơn bao giờ hết, FDI ngày càng trở thành loại hình hoạt động kinh tế sôi nổi trên thế giới, được sử dụng như một trong các hình thức hợp tác kinh doanh,

như phương tiện thực hiện phân công lao động quốc tế. Ở giai đoạn này, nó còn được xem là điều kiện quyết định sự phát triển kinh tế thế giới. FDI được biểu hiện như sau:

Thứ nhất, lượng vốn FDI trên toàn thế giới có xu hướng ngày càng tăng vào các năm. Trong đó, các nước phát triển luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu kể cả số lượng vốn đầu tư lẫn lượng vốn tiếp cận.

Thứ hai, trong các nước đang phát triển thì các nước ở châu Á chiếm tỷ trọng như sau: 51,9 % (1985); 53,4 % (1990); 57,2 % (1995); 56,9% (1996); 56,9 % (1997); 70 - 75 % (2000). Đông Nam Á là khu vực chiếm tỷ lệ lớn trong số vốn FDI vào châu Á. Mức vốn đầu tư vào khu vực bày so với tổng số vốn đầu tư vào châu Á như sau: 59,9 % (1985); 74,4 % (1990); 87,3 % (1995); 88,7 % (1996); 88,9 % (1997) [76; 29].

Thứ ba, các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản là nhóm nước chủ yếu cung cấp lượng vốn FDI, đồng thời cũng là địa bàn tiếp nhận phần lớn lượng vốn FDI của thế giới. Tổng số vốn FDI toàn thế giới thời kì 1981 - 1983, cả 5 nước này chiếm 66,2 %, thời kì 1984 - 1987 chiếm 72,3 %, thời kì 1986 - 1991 riêng Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài tới 45 tỷ USD.

Thư tư, các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia càng thể hiện vai trò chi phối mạnh mẽ đối với luồng FDI toàn thế giới. Hiện nay, chiến lược chính của các công ty xuyên quốc gia là bành chướng mạnh ra ngoài bằng cách đầu tư trực tiếp và lượng vốn FDI chủ yếu được xuất phát từ các công ty xuyên quốc gia.

Thứ năm, sự chuyển hướng căn bản của các nhà đầu tư. Trong những năm 1980, các nhà đầu tư thường tìm kiếm để đầu tư vào các ngành sản xuất vật chất là chủ yếu. Thời gian gần đây, các nhà đầu tư lại quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư các lĩnh vực sản xuất có công nghệ cao, các ngành dịch vụ và cơ sở hạ tầng, nhất là ngành viễn thông, điện, nước, giao thông vận tải.

Thứ sáu, nhu cầu tiếp cận vốn FDI đang tăng lên một cách đáng kể trên phạm vi toàn thế giới. Cùng với việc hình thành các khu vực tự do hóa, đầu tư

Như vậy, sự ra đời và phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định bởi những quy luật về kinh tế khách quan, với những điều kiện cần và đủ chín muồi nhất định. Tuy nhiên chúng ta cũng cần nhận thấy rằng những nhân tố bên ngoài, có ảnh hưởng không nhỏ tới xu hướng chuyển động cũng như lịch sử phát triển của dòng vốn này. Việc xem FDI có những thay đổi nhạy cảm phản ánh những biến động của nền kinh tế thế giới ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau.

Năm 1977 tức chỉ sau một năm ngày đất nước được thống nhất, các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đã có một quyết định làm xôn xao dư luận trong nước và ngoài nước. Đó là việc ban hành Điều lệ đầu tư nước ngoài ở Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kèm theo Nghị định số 115/CQ ngày 19/4/1977 của Chính phủ gọi tắt là "Điều lệ đầu tư 77".

Đối với trong nước, việc ban hành bản Điều lệ này đã gây không ít thắc mắc. Vì sao một dân tộc từng hy sinh xương máu trong suốt 30 năm đế đánh đuổi giặc ngoại xâm lại có thể khuyến khích các công ty tư bản nước ngoài vào quay trở lại kinh doanh trên đất nước mình "Liệu nền kinh tế của đất nước có tránh khỏi lũng đoạn của các tập đoàn tư bản hay không? Số phận của lao động, những người chủ của đất nước sẽ bị bóc lột như thế nào?"Đối với Liên Xô và một số nước XHCN ở Đông Âu với quan niệm đầu tư nước ngoài là một hình thức bóc lột của chủ nghĩa thực dân mới không giấu nghi ngại của mình về việc Việt Nam đi chệch hướng phát triển chủ nghĩa xã hội".

Còn các tập đoàn tư bản nước ngoài đón nhận Điều lệ 77 như một "tín hiệu tích cực cần được xem xét". Trên thực tế, có không ít các công ty của các nước phương Tây đã tiến hành nghiên cứu tín hiệu đó sau chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Chính phủ Việt Nam ở nước họ.

Nhưng mối quan tâm về Điều lệ 77 đã không còn vào năm 1978 khi xảy ra sự kiện Campuchia và tiếp theo là chiến tranh biên giới phía Bắc. Cánh cửa hợp tác kinh tế với hầu hết các nước tư bản phát triển bị khép lại cùng những khoản viện trợ chính (ODA). Điều lệ đầu tư 77 trở thành một văn bản

pháp lý không có đối tượng điều chỉnh và không còn ý nghĩa nào khác ngoài việc là một tài liệu lưu trữ.

Trong 10 năm sau chiến tranh (1976 - 1986), Việt Nam đã nhận được một khoản viện trợ khá lớn từ Liên Xô và các nước thành viên khác trong cộng đồng tương trợ kinh tế (Comecom) trị giá bình quân gần 1 tỷ Rúp mỗi năm nhưng phần lớn khoản viện trợ này đã bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả. Trừ một vài công trình xây dựng cầu Thăng Long, thủy điện Sông Đà, nhà máy Xi măng Bỉm Sơn,.. đã phát huy tác dụng tích cực nhất là từ cuối những năm thập kỉ 80, đại bộ phận các công trình thiết bị toàn bộ nhập khẩu bằng tín dụng chỉ đạt khoảng 30 - 35 % công suất, nhiều công trình nhập về không sử dụng được. Một phần trong khoản viện trợ nói trên được sử dụng để nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng bù đắp vào sự thiếu hụt nghiêm trọng hàng hóa ở thị trường trong nước.

Trong điều kiện nguồn tích lũy nội bộ dường như bằng không, viện trợ lại kém phát huy hiệu quả, cộng với cơ chế quản lý kém hiệu quả nên hoạt động đầu tư đã tác động một cách yếu ớt tới tăng trưởng và biến đổi cơ cấu kinh tế, sản xuất ngưng trệ, kém hiệu quả cùng với nhu cầu là ngân sách rất lớn do bộ máy hành chính cồng kềnh và những yếu kém trong quản lý tiền tệ đã dẫn đến tình trạng lạm phát phi mã kéo dài trong nhiều năm. Các cuộc cải cách giá cả, tiền tệ và tiền lương tiến hành vào năm 1981 và 1985 đã không thành công.

Vào những thập kỷ 80, để chống lạm phát nhiều chuyên gia thời đó đã cho rằng Nhà nước phải chi phối được thị trường vàng và ngoại tệ nhưng nguồn dự trữ ngoại tệ lại hết sức khan hiếm. Những nỗ lực của chính phủ trong cải cách ngoại thương nhằm tăng thu ngoại tệ từ xuất khẩu, giảm bớt tình trạng nhập siêu, mất cân đối trong cán cân thương mại cũng không mang lại kết quả mong muốn.

cải tiến cơ chế quản lý. Mặc dù những sáng kiến tự phát này đã gây nên tình trạng hỗn loạn trong quản lý nền kinh tế quốc dân nhưng chính chúng là mầm mống cho một ý đổi mới toàn diện đời sống kinh tế - xã hội được hình thành từ năm 1985 và được chính thức thông qua trong Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986.

Nội dung cốt lõi của công cuộc đổi mới là dân chủ hóa đời sống xã hội, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng chuyển sang nền kinh tế thị trường và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tư nhân, đồng thời mở rộng hợp tác với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được soạn thảo và ban hành trên những cơ sở quan điểm đổi mới đó.

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây với việc thực hiện chính sách dầu tư trực tiếp của nước ngoài từ 1991 2008 (Trang 25 - 31)