Thực trạng quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây với việc thực hiện chính sách dầu tư trực tiếp của nước ngoài từ 1991 2008 (Trang 33 - 47)

1.3.1. Thực trạng quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Việt Nam

- Thứ nhất, quá trình hoàn thiện Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.

Sau năm 1976, Việt Nam đã ban hành những Điều lệ quy định về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để điều tiết hoạt động của các dự án đầu tư chủ yếu từ các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc. Các dự án đầu tư lúc bấy giờ dựa trên nền tảng giúp đỡ Việt Nam khôi phục nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Cùng với chính sách đổi mới đất nước tháng 12 - 1987 Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã được ban hành và qua hai lần sửa đổi năm 1990, năm 1992, đến tháng 12/1996 Quốc hội thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gồm 6 chương 68 điều. Có thể coi Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 là một đóng góp trong cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, chất lượng cao hơn, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, đổi mới công nghệ, gia tăng năng lực sản xuất, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng cường hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới. Sau khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 được ban hành, ngày 23/1/1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/CP để hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài. Nghị định 12/CP được ban hành nhằm vào những mục tiêu, yêu cầu chủ yếu sau: Một là, khẳng định tính nhất quán, ổn định, lâu dài của chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, làm cho các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh đầu tư ở nước ta. Hai là, bổ sung, sửa đổi chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngoài, trước hết hướng vào những lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tư theo nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư. Ba là, nâng cao hiệu lực điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cải tiến thủ tục đầu tư, đặc biệt là thủ tục sau giấy phép đầu tư nhằm đảm bảo đơn giản, nhanh chóng theo nguyên tắc "một cửa".

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 (sửa đổi), đã bổ sung hai điều khoản mới và sửa đổi 20 điều khoản của Luật đầu tư năm 1996. Mặc dầu so với Luật đầu tư 1996, Luật đầu tư 2000 đã điều chỉnh cho thông thoáng và phù hợp hơn, nhưng trước những biến động về môi trường kinh tế trong nước, trong khu vực và trên thế giới, nó vẫn cần phải được sửa đổi, bổ sung thêm và đặc biệt để đáp ứng với yêu cầu hội nhập WTO.

Luật đầu tư của Việt Nam năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1

tháng 7 năm 2006 gồm 10 chương, 89 điều, qui định rõ các loại hình đầu tư và mở cửa đầu tư liên quan đến thương mại. Luật đầu tư năm 2005 đã tạo sự bình đẳng đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài với môi trường pháp lý thuận lợi hơn, hy vọng sẽ dẫn tới một làn sóng FDI đổ vào Việt Nam, đặc biệt với việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Có thể nói, thời gian qua hệ thống cơ chế, chính sách thu hút FDI của Việt Nam đã được hoàn thiện dần từng bước một cách có hệ thống, mức độ rõ ràng, minh bạch của các quy định và sự vận hành của cơ chế tăng lên rõ rệt, thể hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam có bước đi vững chắc, tuần tự trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.[78;25]

- Thứ hai, quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI ở Việt Nam:

- Tài chính: Về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất, nhập khẩu luôn được hoàn thiện theo xu thế chung của khu vực và các hiệp định mà Việt Nam tham gia. Về hoạt động tín dụng, đã mở ra cho ngân hàng nước ngoài kể cả không hoạt động ở Việt Nam cũng được nhận thế chấp khi cho vay, được huy động cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán, đáp ứng nhu cầu hoạt động, mở rộng các hình thức kinh doanh của nhà đầu tư. Về thị trường chứng khoán,

để tăng cường hơn nữa thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2003/NĐ - CP về chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn FDI sang công ty cổ phần, nhằm tiến tới sự cạnh tranh bình đẳng trong

bên cạnh những cơ ché, chính sách khuyến khích tăng cường thu hút FDI đầu tư vào lĩnh vực hàng xuất khẩu, Việt Nam cũng chú trọng đến hoạt động hợp tác đầu tư và hỗ trợ xuất khẩu.

- Đất đai: Thực tế trước đây nhà đầu tư nước ngoài thường phải trả tiền thuê đất đắt hơn nhà đầu tư trong nước khoảng 20%. Hiện nay đã quy định rõ đơn giá thuê đất một năm tính bằng 0,5% giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo Nghị định 188/2004/NĐ - CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Lao động: Với mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề, kỹ năng cho người lao động, nâng cao trình độ quản lý và cải thiện thu nhập cho người lao động. Luật Lao động được sửa đổi và ban hành vào 02/04/2002, đến nay đã tỏ ra nhiều bất cập cần phải hoàn thiện cho phù hợp với Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới.

- Thị trường: Vào tháng 1/2006, để mở rộng thị trường và xóa bỏ các rào cản đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, quyền tự do kinh doanh ngoại thương được khẳng định trong Nghị định 12/2006/NĐ - CP. Những thay đổi cơ chế, chính sách trên để thực hiện một bộ Luật Đầu tư chung thúc đẩy quá trình hội nhập, thống nhất một môi trường đầu tư chung phù hợp với thông lệ quốc tế về các điều khoản cam kết khi gia nhập WTO nhằm tăng cường thu hút FDI.

- Công nghệ: Với mục tiêu là thu hút và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ nguồn của nước ngoài để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hình thành đội ngũ cán bộ kỹ thuật, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng cao vai trò sở hữu trí tuệ.

- Tăng cường hợp tác quốc tế: Cho đến cuối năm 2005, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kí kết gần 90 hiệp định thương mại song phương, trong đó có những đối tác thương mại chủ chốt nắm giữ các tập đoàn xuyên quốc gia về đầu tư quốc tế như Mỹ, EU. Việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận song phương và đa phương về

đầu tư, đã góp phần thúc đẩy quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI ở Việt Nam.

- Thứ ba, thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.

Trong đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, việc thu hút, sử dụng FDI được coi là công cụ, đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khởi đầu từ năm 1987 với việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam "hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế, tăng cường thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế".[44;35]

Có thể khái quát bức tranh tổng thể về thực trạng thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1988 đến nay thành 4 giai đoạn:

* Giai đoạn khởi động thu hút FDI (1988 - 1990)

Giai đoạn này số dự án cấp mới chưa nhiều, quy mô vốn đăng ký bình quân cho 1 dự án cấp mới và tăng vốn còn nhỏ, vốn thực hiện chưa có; khu công ngiệp, khu chế xuất chưa hình thành.

Cả nước có 214 dự án cấp mới với tổng số vốn đăng kí (VĐK) là 1.582 triệu USD. Nếu tính cả một dự án xin tăng vốn 0,3 triệu USD thì tổng số dự án cả cấp mới và tăng vốn là 215 dự án với tổng số VĐK cấp mới và tăng vốn là 1.582,3 triệu USD (chiếm 2,73% tống số VĐK cả cấp mới và tăng thời kì 1988 - 2004). Tổng số dự án bị giải thể tính cho giai đoạn 1988 - 1990 là 6 dự án với VĐK tương ứng là 26 triệu USD, bình quân mỗi năm giải thể 2 dự án (bằng 1% số dự án cấp mới thời kì này). Vốn thực hiện (VTH) giai đoạn này không đáng kể bởi vì các doanh nghiệp FDI sau khi được cấp giấy phép phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đưa được vốn vào Việt Nam. Quy mô VĐK bình quân một dự án cấp mới giai đoạn này đạt 7,39 triệu USD/ dự án giai đoạn này ở Việt Nam chưa hình thành KCN, KCX.[44;50]

Bảng 1: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép 1988 - 2003 phân theo ngành kinh tế *

Số dự án

Tổng vốn đăng ký (triệu USD)

Tổng số 5.441 45.776,8

- Nông nghiệp và lâm nghiệp 476 2.419,9

- Thủy sản 136 416,1

- Công nghiệp khai thác mỏ 89 3.055

- Công nghiệp chế biến 3.423 19.516,2

- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 20 1.688,3

- Xây dựng 93 4.616,3

- Thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình

51 260,5

- Khách sạn và nhà hàng 209 3.35,2

- Vận tải 173 3.544,7

- Tài chính, tín dụng 43 529,6

- Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

579 4.636,8

- Giáo dục và đào tạo 49 87,4

- Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 22 239,3

- Hoạt động văn hóa thể thao 79 823,8

- Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 8 7,2

Ghi chú:* Số liệu đã điều chỉnh.

`Nguồn: Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê 2003, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2004.

* Giai đoạn FDI phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ (1991 - 1996)

FDI tăng trưởng nhanh chóng và mạnh mẽ cả về số dự án, VĐK và quy mô vốn bình quân 1 dự án, nhưng tỷ lệ giải ngân vốn vẫn ở mức thấp; KCN, KCX được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở phía Nam.

Số VĐK cấp mới năm 1991 gần bằng cả 3 năm trước cộng lại, năm 1994 tăng 44,7% so với năm 1993 và năm 1995 tăng 76,4% so với năm 1994. Có thể nói, trong 25 năm thực hiện thu hút FDI ở Việt Nam thì sôi động nhất và lên đỉnh cao cả về số lượng dự án, khối lượng vốn và quy mô dự án là năm 1996. Chỉ riêng VĐK của các dự án cấp mới trong năm 1996 đạt 8.640 triệu USD: tăng gấp 6,7 lần năm 1991, tăng 31 % so với năm 1995 và bằng 34,7% VĐK cả giai đoạn 1991 - 1996. Đặc biệt, trong năm này đã cấp giây phép cho những dự án có quy mô lớn nhu khu đô thị Nam Thăng Long với VĐK tới 2,1 tỷ USD (tức bằng 1,3 lần tổng số vốn FDI thu hút được trong 3 năm đầu thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài). Trong giai đoạn này cả nước có 1.762 dự án cấp mới, với tổng số VĐK là 24,82 tỷ USD; số dự án tăng vốn là 424 với VĐK bổ sung là 2,92 tỷ. Như vậy, tổng số VĐK (cấp mới và tăng vốn) giai đoạn này đạt 27,8 tỷ, bằng 48% tổng VĐK thời kì 1988 - 2004. [44;52]

Tình hình triển khai dự án giai đoạn này nhìn chung là tích cực nhưng vẫn còn ở mức thấp, tổng số VTH giai đoạn 1991 - 1996 là 10.076 triệu USD, tỷ lệ giải ngân đạt 36,24% vốn đăng kí cả cấp mới và tăng vốn của giai đoạn này, chiếm 32,35% tổng số vốn thực hiện của thời kì (1988 - 1990).

Quy mô VĐK bình quân của một dự án cấp mới tăng dần qua các năm, từ 8,3 triệu USD năm 1991 lên 10,4 triệu USD năm 1992; 9,5 triệu USD năm 1993; 10,1 triệu USD năm 1994; 16,3 triệu USD năm 1995 và 23,7 triệu USD năm 1996; cả giai đoạn đạt bình quân 14,12 triệu USD/ dự án cấp mới.

Cùng với việc thi hành luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mô hình KCN, KCX nhằm thu hút đầu tư nước ngoài được Nhà nước hết sức quan tâm và được tập trung nghiên cứu ngay từ năm 1989. Đến tháng 9/1991, KCX Tân Thuận (thành phố Hồ Chí Minh) - với diện tích 300 ha ra đời là bước đột phá của sự hình thành và phát triển KCN, KCX tại Việt Nam. Phải 3 năm sau khi KCX ra đời (1994), Việt Nam mới có KCN.

Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép 1988 - 2003* Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu đôla Mỹ) ** Tổng số 1988 - 1990 1991 - 1995 1996 - 2000 2001 - 2003 5.411 214 1.397 1.730 2.100 45.776,8 1.582,3 16.485,0 21.597,2 6.112,6

Nguồn: Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê 2003, Nxb Thống kê, Hà Nội 2004.

Ghi chú: * Số liệu điều chỉnh

** Không kể vốn bổ sung của các dự án đã cấp giấy phép các năm trước, các dự án của Vietsovpetro.

* Giai đoạn FDI liên tục giảm sút (1997 - 2000)

FDI suy giảm đột ngột, kéo dài. Số dự án, VĐK và quy mô VĐK bình quân 1 dự án giảm nhanh liên tục, tuy vốn được giải ngân một cách tích cực - gần gấp đôi giai đoạn trước; số lượng KCN, KCX tăng chậm.

VĐK cấp mới trong năm 1997 giảm 53,85; năm 1998 giảm 16,2%; năm 1999 giảm 59,85; năm 2000 có tăng lên 28,7% nhưng so với năm 1996 vẫn giảm đến 76,7%. Cũng từ sau năm 1997, số dự án đã được cấp giấy phép xin giảm tiến độ lên tới 6 - 7 tỷ USD. Trong giai đoạn này số dự án giải thể (bị thu hồi giấy phép) tăng hơn nhiều so với giai đoạn trước. Chỉ trong năm 2000, số dự án xin giải thể với tổng số VĐK là 1.794 triệu USD xấp xỉ đăng kí dự án xin giải thể của giai đoạn 1991 - 1995 (là 1.522 triệu USD). Trong 4 năm, tổng số VĐK của các dự án giải thể là 5.550 triệu USD, tăng gấp 2,1 lần so với cả 9 năm trước cộng lại.[44;55]

Tổng số dự án bị giải thể tính cho giai đoạn 1997 - 2000 là 385 dự án với VĐK tương ứng là 5.550 triệu USD; bình quân mỗi năm số dự án bị giải thể giai đoạn 1997 - 2000 là 96 dự án, gấp 2 lần so với giai đoạn trước đó. Năm 1998 là năm có VĐK của các dự án giải thể cao nhất của giai đoạn này và tính chung cả thời kì 1988 - 2004 (chiếm 44% tổng VĐK của các dự án giải thể cả giai đoạn 1997 - 2000).[44; 56]

Tuy nhiên số VTH giai đoạn này tăng hơn các giai đoạn trước, đạt 10.550 triệu USD, cao hơn cả VTH của 6 năm trước cộng lại, chiếm tới 33,87% tổng số VTH của thời kỳ (1998 - 2004), tỷ lệ giải ngân đạt 68,98%.

Quy mô bình quân một dự án cấp mới giảm dần, năm 1997 đạt 13,4 triệu USD (tức giảm đi 44% so với năm 1996), năm 1998 đạt 14,2 triệu USD, trong 2 năm 1999 và 2000 qui mô bình quân của một dự án cấp mới chỉ còn đạt khoảng 5,4 triệu USD, tức chỉ xấp xỉ 1/5 qui mô bình quân cuả một dự án cấp mới năm 1996. Tính chung giai đoạn 1997 - 2000, qui mô bình quân của một dự án cấp mới chỉ đạt 9,24 triệu USD, giảm đi so với giai đoạn 1991 - 1996 là 34,6%.[44;57]

Tính đến hết tháng 9/1999 Việt Nam có 66 KCN trên địa bàn 27 tỉnh, thành phố trong đó miền Bắc có 13 khu, miền Trung có 13 khu, miền Nam có 40 khu.

Bảng 3: Vốn đầu tư phát triển theo giá so sánh 1994 phân theo

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây với việc thực hiện chính sách dầu tư trực tiếp của nước ngoài từ 1991 2008 (Trang 33 - 47)