Nhằm tìm ra mối tương quan giữa biến cổ tức mỗi cổ phần với từng biến trong 7 biến độc lập được đưa vào mô hình nghiên cứu. Bảng phân tích tương quan được
45
Bảng 4.2: Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu
DPS EPS GROW LEV SIZE TANG OCF AUDIT
Pearson Correlation 1 DPS Sig. (2-tailed) Pearson Correlation 0,631** 1 EPS Sig. (2-tailed) 0,000 Pearson Correlation 0,152** 0,218** 1 GROW Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 Pearson Correlation -0,173** -0,054 0,137** 1 LEV Sig. (2-tailed) 0,000 0,153 0,000 Pearson Correlation -0,041 0,116** 0,178** 0,299** 1 SIZE Sig. (2-tailed) 0,284 0,002 0,000 0,000 Pearson Correlation -0,115** -0,058 -0,032 -0,040 0,057 1 TANG Sig. (2-tailed) 0,002 0,126 0,402 0,285 0,136 Pearson Correlation 0,147** 0,144** 0,039 -0,114** 0,361** 0,115** 1 OCF Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,298 0,003 0,000 0,002 Pearson Correlation -0,003 0,002 0,124** 0,131** 0,491** 0,053 0,322** 1 AUDIT Sig. (2-tailed) 0,946 0,964 0,001 0,001 0,000 0,160 0,000
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Kết quả phân tích tương quan được thể hiện trong bảng 4.2 cho thấy:
Giữa biến cổ tức (DPS) với biến lợi nhuận (EPS) có giá trị Sig < 0,05, vì vậy có thể nói rằng giữa hai biến này có mối tương quan với nhau. Hệ số tương quan giữa hai biến là 0,631, điều này cho biết tương quan giữa hai biến là tương quan dương và hệ số tương quan gần bằng 1 nên mối tương quan này là khá mạnh. Vậy có thể kết luận rằng giữa biến cổ tức (DPS) và biến lợi nhuận (EPS) có mối tương quan dương khá mạnh.
Giữa biến cổ tức (DPS) với biến tỷ lệ tăng trưởng (GROW) có giá trị Sig < 0,05, như vậy giữa hai biến này có mối tương quan với nhau. Hệ số tương quan giữa hai biến là 0,152, điều này cho biết tương quan giữa hai biến là tương quan dương và hệ số tương quan giữa hai biến này gần giá trị 0 nên tương quan này là khá yếu. Vậy giữa biến cổ tức (DPS) và biến tỷ lệ tăng trưởng (GROW) có mối tương quan dương khá yếu.
46
Xét cặp biến cổ tức (DPS) và đòn bẩy tài chính (LEV), kết quả phân tích cho thấy giá trị Sig < 0,05, vì vậy có thể nói rằng giữa hai biến này có mối tương quan với nhau. Hệ số tương quan giữa hai biến là -0,173, điều này cho biết tương quan giữa hai biến là tương quan âm và hệ số tương quan giữa hai biến tiệm cận đến 0 nên tương quan này cũng khá yếu. Vậy có thể kết luận rằng giữa biến cổ tức (DPS) và biến đòn bẩy tài chính (LEV) có mối tương quan âm khá yếu.
Giữa biến cổ tức (DPS) với biến quy mô công ty (SIZE), kết quả phân tích cho thấy giá trị Sig = 0,284 > 0,05, vì vậy có thể kết luận rằng giữa hai biến này không có mối tương quan với nhau.
Giữa biến cổ tức (DPS) với biến cấu trúc tài sản (TANG) có giá trị Sig < 0,05, cho thấy rằng giữa hai biến này có mối tương quan với nhau. Hệ số
tương quan giữa hai biến là -0,115, điều này cho biết tương quan giữa hai biến là tương quan âm và hệ số tương quan giữa hai biến này gần giá trị 0 nên tương quan này là khá yếu. Vậy có thể nói rằng giữa biến cổ tức (DPS) và biến cấu trúc tài sản (TANG) có mối tương quan âm khá yếu.
Giữa biến cổ tức (DPS) với biến dòng tiền (OCF), kết quả phân tích cho thấy giá trị Sig < 0,05, như vậy hai biến này có mối tương quan với nhau. Hệ số tương quan giữa hai biến là 0,147, điều này cho biết tương quan giữa hai biến là tương quan dương và hệ số tương quan gần giá trị 0 nên tương quan này là khá yếu. Vậy có thể kết luận giữa biến cổ tức (DPS) và biến dòng tiền (OCF) có mối tương quan dương khá yếu.
Xét cặp biến cổ tức (DPS) và biến loại công ty kiểm toán (AUDIT), kết quả
phân tích cho thấy giá trị Sig = 0,946 > 0,05. Vì vậy có thể kết luận rằng giữa hai biến này không có mối tương quan với nhau.
Tóm lại: Kết quả phân tích tương quan cho thấy cổ tức (DPS) có mối tương quan với các biến: Lợi nhuận (EPS), tỷ lệ tăng trưởng (GROW), đòn bẩy tài chính (LEV), cấu trúc tài sản (TANG) và dòng tiền (OCF).
47
4.3 Kiểm định sự vi phạm các giảđịnh trong hồi quy tuyến tính 4.3.1 Kiểm định giảđịnh liên hệ tuyến tính