Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của những công ty niêm yết tại Việt Nam (Trang 51 - 53)

Nhằm cung cấp tầm nhìn tổng quan về giá trị của các biến thông qua dữ liệu của 699 quan sát được thu thập trên hai sàn giao dịch chứng khoán là HOSE và HNX trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011, đồng thời là công cụ giúp đánh giá tổng quát về biến phụ thuộc là cổ tức và 7 biến độc lập mà đề tài sử dụng để

nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, và độ lệch chuẩn. Bảng thống kê mô tảđược đưa ra như sau:

Bng 4.1: Thng kê mô t các biến được s dng trong nghiên cu

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

DPS 699 300 9500 1742,59 984,066 EPS 699 32 25563 4000,63 2922,759 GROW 699 -0,661 2,715 0,23237 0,335305 LEV 699 0,040 0,924 0,49133 0,223158 SIZE 699 23,220 31,087 26,72163 1,338001 TANG 699 0,001 0,936 0,20483 0,171952 OCF 699 -1155,966 3155,166 75,25170 331,508436 AUDIT 699 0 1 0,14 0,347

Kết quả thể hiện ở bảng 4.1 cho thấy giá trị trung bình của cổ tức tiền mặt mỗi cổ phần là 1.743 đồng. Mức chi trả cổ tức tiền mặt mỗi cổ phần của các công ty có trong mẫu phân tán khá rộng, với giá trị lớn nhất là 9.500 đồng (mức chi trả của Công ty Cổ phần Viglacera Từ Sơn - VTS năm 2008). Và giá trị nhỏ nhất là 300

đồng (mức chi trả của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Giáo dục Nam Định - DST năm 2010 và 2011, Công ty Cổ phần Cao su Thống Nhất - TNC năm 2008, Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam - PNC năm 2009, Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu

43

Xét toàn bộ mẫu thì thu nhập trên mỗi cổ phần là ở mức cao, với giá trị trung bình là 4.001 đồng. Tuy nhiên, thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty có trong mẫu nghiên cứu cũng bao gồm nhiều mức khác nhau và phân tán rất rộng với giá trị lớn nhất là 25.563 đồng (thu nhập trên mỗi cổ phần đạt được của Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng - DRC năm 2009) và nhỏ nhất là 32 đồng (thu nhập trên mỗi cổ phần

đạt được của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - VCG năm 2009).

Đối với tốc độ tăng trưởng doanh thu thì giá trị bình quân là 23%. Đây là con số tăng trưởng bình quân rất ấn tượng của các công ty có trong mẫu nghiên cứu khi mà các công ty nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung đang gặp khó khăn trong giai đoạn suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, cũng có nhiều công ty suy giảm doanh thu rất nhanh, điển hình là Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang - DQC trong năm 2008 với mức suy giảm là 66%, con số này được thể hiện ở giá trị nhỏ

nhất của biến GROW trong bảng 4.1. Ngược lại, Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị

Từ Liêm - NTL lại có tốc độ tăng trưởng rất cao trong năm 2009 và cũng là công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu lớn nhất có trong mẫu nghiên cứu với tỷ lệ tăng trưởng là 272%.

Xét chỉ tiêu đòn bẩy tài chính thì trung bình một công ty có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản là 49%. Với tỷ lệ nợ nhỏ nhất là 4% (tỷ lệ nợ của Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên - HTV năm 2008) và giá trị lớn nhất là 92% (tỷ lệ nợ của Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung - CJC năm 2008). Chứng tỏ rằng trong mẫu bao gồm những công ty có khả năng tự chủ tài chính cao và cũng bao gồm những công ty có khả

năng tự chủ tài chính thấp, với mức độ rủi ro cao.

Đối với quy mô công ty bằng cách lấy logarit tổng tài sản thì giá trị trung bình là 27, giá trị lớn nhất là 31 (giá trị quy mô của Tổng Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - VCG năm 2010) và nhỏ nhất là 23 (giá trị quy mô của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Giáo dục Nam Định - DST năm 2008). Cũng dễ dàng nhận thấy rằng, những công ty có quy mô nhỏ thường thuộc về các công ty niêm yết trên HNX do quy định về vốn điều lệ để được niêm yết trên sở

44

giao dịch này là 10 tỷđồng, còn các công ty lớn thường thuộc về các công ty niêm yết trên HOSE do điều kiện để công ty được niêm yết trên sở này là 80 tỷđồng.

Đối với tỷ lệ tài sản cốđịnh hữu hình có trong tổng tài sản của công ty thì giá trị trung bình của mẫu là 20% và phân tán rất rộng với giá trị lớn nhất là 94% (tỷ lệ

của Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VITACO - VTO năm 2008) và giá trị nhỏ

nhất là 0,1% (tỷ lệ của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM - CII năm 2008 và 2010, Công ty Cổ phần Sách Đại học-Dạy nghề - HEV năm 2011, Công ty Cổ phần Cáp treo Núi Bà Tây Ninh - TCT năm 2011).

Giá trị trung bình dòng tiền hoạt động của các quan sát có trong mẫu nghiên cứu là 75 tỷ đồng. Giá trị dòng tiền hoạt động cũng phân tán rộng với giá trị lớn nhất 3.155 tỷ đồng (dòng tiền hoạt động của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - DPM trong năm 2009) và giá trị nhỏ nhất là -1.156 tỷ đồng (dòng tiền hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - VCG năm 2008). Những công ty có giá trị dòng tiền hoạt động gần với giá trị nhỏ

nhất nêu trên có thể hiểu rằng công ty đang gặp khó khăn nghiêm trọng về tiền mặt, dòng tiền chi ra cho hoạt động của công ty lớn hơn dòng tiền thu vào từ hoạt động.

Loại công ty kiểm toán nhận hai giá trị là 0 và 1. Với giá trị trung bình của mẫu nghiên cứu là 0,14 đây là con số khá thấp, bởi vì 699 quan sát có trong mẫu nghiên cứu chỉ có 98 quan sát có báo cáo tài chính được kiểm toán bởi big four và nhận giá trị là 1, số quan sát còn lại thì báo cáo tài chính được kiểm toán bởi những công ty không phải là big four và nhận giá trị 0.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của những công ty niêm yết tại Việt Nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)