Luôn tồn tại bất cân xứng thông tin giữa nhà quản trị bên trong doanh nghiệp và các cổđông ở bên ngoài doanh nghiệp. Nhà quản trị bên trong doanh nghiệp có thể làm những điều có lợi cho chính mình nhưng lại gây bất lợi cho các cổ đông ở
33
bên ngoài doanh nghiệp, và những thông tin đó không thể hiện, hoặc thể hiện sai lệch trong báo cáo tài chính do họ cố tình che giấu thông tin. Để hạn chế việc bất cân xứng thông tin giữa các nhà quản trị bên trong và cổ đông bên ngoài doanh nghiệp thì kiểm toán đó là một trong những biện pháp nhằm hạn chếđược tình trạng nêu trên. Phân loại công ty kiểm toán nhằm xem xét khi báo cáo tài chính được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới (big four) sẽ tác
động đến mức chi trả cổ tức như thế nào.
Lang and Lundholm (1996) kiểm nghiệm mối liên hệ giữa bất cân xứng thông tin và chất lượng thông tin công bố, trong đó chất lượng thông tin công bố được đo bằng loại công ty kiểm toán. Họ phát hiện ra rằng các thông tin công bố ra
đại chúng có chất lượng cao hơn thì lượng bất cân xứng thông tin giữa các cổđông và nhà quản trị sẽ được cắt giảm, bởi vì các nhà đầu tư đã nhận đầy đủ thông tin từ
báo cáo tài chính hằng năm nhờ vào chất lượng thông tin. Glosten và Milgrom (1985) cho rằng bất cân xứng thông tin là nhân tố quan trọng, do vậy mà các cổ đông yêu cầu về chất lượng của các thông tin công bố ra đại chúng. Minton (2002)
đo lường chất lượng thông tin công bố bằng việc xem xét có phải báo cáo của công ty được kiểm toán bởi một trong năm công ty kiểm toán lớn nhất thế giới (big five) thì có chất lượng tốt hơn hay không. Nghiên cứu phát hiện ra rằng khi công ty được kiểm toán bởi một trong năm công ty kiểm toán lớn nhất thế giới thì sẽ thanh toán nhiều cổ tức hơn. Điều đó cũng phù hợp với nghiên cứu của Lee at al. (2007) người cho rằng các cổđông mong đợi một khoản thu nhập cao hơn nếu công ty được kiểm toán bởi một trong năm công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.
Dựa vào những nghiên cứu ở trên, có thể dự đoán rằng có mối tương quan dương giữa loại kiểm toán và mức chi trả cổ tức. Do đó giả thuyết được nêu ra như
sau:
Giả thuyết H7: Có mối tương quan dương giữa loại công ty kiểm toán và mức chi trả cổ tức
34
Nhằm phát hiện các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết. Dựa vào mô hình nghiên cứu của tác giả Al Shabibi and G Ramesh (2011)
đồng thời có tham khảo thêm về cách xác định các biến trong bài nghiên cứu của các tác giả Gill et al. (2010), Zanjirdar and Seifi (2012), Ahmed and Y Javid (2009). Tác giả luận văn thiết lập mô hình hồi quy đa biến dùng để nghiên cứu như sau:
DPS = ββββ0 + ββββ1 EPS + ββββ2GROW + ββββ3LEV + ββββ4SIZE + ββββ5TANG + ββββ6OCF + ββββ7AUDIT + εεεε
Trong đó:
DPS : Cổ tức tiền mặt mỗi cổ phần EPS : Lợi nhuận của công ty GROW : Tỷ lệ tăng trưởng công ty LEV : Đòn bẩy tài chính
SIZE : Quy mô công ty
TANG : Cấu trúc tài sản của công ty OCF : Dòng tiền của công ty AUDIT : Loại công ty kiểm toán
β0 : Hệ số chặn
β1,…,7 : Hệ số hồi quy
ε : Phần dư
3.3 Xác định các biến nghiên cứu 3.3.1 Biến phụ thuộc
Đề tài này nghiên cứu về các yếu tốảnh hưởng đến chính sách cổ tức, do đó
đại diện cho biến phụ thuộc chính là cổ tức.
Có nhiều cách khác nhau để xác định biến cổ tức. Một trong những cách thường được các bài nghiên cứu sử dụng đó là tỷ lệ chi trả cổ tức. Tỷ lệ chi trả cổ
tức được tính bằng cách lấy cổ tức mỗi cổ phần (DPS) chia cho thu nhập mỗi cổ
phần (EPS), cách xác định này được sử dụng bởi các tác giả Al-Najjar and Hussainey (2009), Ho (2003), Gill et al. (2010). Tuy nhiên, cách tính này có những nhược điểm là khi EPS của công ty gần bằng không thì dẫn đến tỷ lệ chi trả cổ tức
35
rất cao. Hơn nữa, khi EPS của công ty âm thì tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ âm (Al- Malkawi, 2005).
Ngoài ra, một số bài nghiên cứu đã sử dụng tỷ suất cổ tức đại diện cho biến phụ thuộc, với cách tính tỷ suất cổ tức là lấy cổ tức mỗi cổ phần (DPS) chia cho giá thị trường mỗi cổ phần (MPS) cách tính này được sử dụng bởi các tác giả Al- Malkawi (2005), Ahmed and Y. Javid (2009). Khi lấy tỷ suất cổ tức làm đại diện cho biến phụ thuộc thì nhược điểm của nó là vấn đề giá cả thị trường của chứng khoán làm ảnh hưởng đến tỷ suất cổ tức (Al-Malkawi, 2005).
Đối với luận văn này, đại diện cho biến phụ thuộc đó là cổ tức bằng tiền mặt mỗi cổ phần, cách xác định này dựa theo bài nghiên cứu của các tác giả Al Shabibi and G Ramesh (2011). Tổng cổ tức tiền mặt Cổ tức tiền mặt mỗi cổ phần (DPS) = Số lượng cổ phần thường 3.3.2 Biến độc lập 3.3.2.1 Lợi nhuận (EPS)
Có nhiều cách khác nhau nhằm đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. Trong bài nghiên cứu của Gill et al. (2010) để đo lường biến lợi nhuận tác giả lấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho tổng tài sản. Còn đối với các tác giả Al- Kuwari (2009), Aivazian et al. (2003) nhằm tìm ra mối liên hệ giữa lợi nhuận và chính sách cổ tức thì biến lợi nhuận được xác định bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho vốn chủ sở hữu. Ngoài ra còn có cách tính khác đểđo lường biến lợi nhuận
đó là tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROCE) cách xác định này được tác giả Ho (2003) sử dụng.
Nhằm tìm ra mối liên hệ giữa lợi nhuận và mức chi trả cổ tức. Luận văn này dùng chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) đểđo lường lợi nhuận công ty. Cách xác định này dựa vào bài nghiên cứu của tác giả Al Shabibi and G Ramesh (2011).
Thu nhập ròng của cổđông thường Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) =
Số lượng cổ phần thường
36
Theo các nghiên cứu trước đây thì có những cách sau để xác định chỉ tiêu tăng trưởng của công ty: Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của cổ phiếu (Al Shabibi and G Ramesh, 2011; Ho, 2003). Chênh lệch của tổng tài sản năm nay so với năm trước chia cho tổng tài sản năm trước (Ben Naceur et al., 2006).
Đề tài này dựa vào nghiên cứu của tác giả Gill et al. (2010). Dùng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu đại diện cho biến tỷ lệ tăng trưởng. Với cách tính cụ thể như sau:
Doanh thu năm t - Doanh thu năm t-1
Tỷ lệ tăng trưởng (GROW) =
Doanh thu năm t-1
3.3.2.3 Đòn bẩy tài chính (LEV)
Một trong những cách thường được các tác giả nghiên cứu trước đây sử dụng
đểđo lường độ lớn đòn bẩy tài chính đó chính là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Cách tính này đã được sử dụng trong các bài nghiên cứu của các tác giả Al-Kuwari (2009), Ho (2003).
Dựa vào bài nghiên cứu của Zanjirdar and Seifi (2012), luận văn này dùng tỷ
lệ tổng nợ trên tổng tài sản để xác định độ lớn đòn bẩy tài chính. Tổng nợ
Đòn bẩy tài chính (LEV) =
Tổng tài sản