Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tứ c

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của những công ty niêm yết tại Việt Nam (Trang 27)

tc

Samy Ben Naceur, Mohamed Goaied and Amel Belanes (2006) trong bài: Kiểm nghiệm lại chính sách cổ tức: Phân tích động dữ liệu bảng. Các tác giả đã kiểm nghiệm thực tế tại Tunisia và phát hiện ra rằng:

Chính sách cổ tức của các công ty ở Tunisia dựa trên hai yếu tố đó là lợi nhuận hiện tại và cổ tức trong quá khứ. Tuy nhiên, chính sách cổ tức có xu hướng nhạy cảm với lợi nhuận hiện tại hơn so với cổ tức trong quá khứ, bất kỳ sự thay đổi nào trong lợi nhuận của công ty đều được phản ánh trực tiếp trong mức cổ tức.

Có sự khác nhau về chính sách cổ tức giữa ngành tài chính và phi tài chính. Các công ty có nhiều rủi ro với đòn bẩy tài chính cao thì chi trả cổ tức thấp. Các công ty có lợi nhuận cao và ổn định hơn thì trả cổ tức nhiều hơn. Các công ty có cơ hội đầu tư lớn hơn thì trả cổ tức thấp hơn, các công ty đang phát triển phân phối cổ tức ít hơn. Cổ tức đáp ứng việc cắt giảm chi phí đại diện, nhưng không giải quyết được xung đột giữa bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Cuối cùng, quy mô của các công ty ở Tunisia tỷ lệ nghịch với chính sách cổ

19

Suman Banerjee, Vladimir A. Gatchev and Paul A. Spindt (2005) trong bài: Tính thanh khoản của thị trường chứng khoán và chính sách cổ tức của công ty.

Với giả thuyết mà tác giả đặt ra là chính sách cổ tức có mối liên hệ với tính thanh khoản của chứng khoán. Khi thị trường có tính thanh khoản kém thì nhà đầu tư thích nhận cổ tức tiền mặt hơn. Do đó, các công ty có chứng khoán với tính thanh khoản thấp thì sẽưu tiên phân phối cổ tức bằng tiền mặt. Ngược lại, các công ty có chứng khoán với tính thanh khoản cao thì sẽ ít ưu tiên phân phối cổ tức bằng tiền mặt hơn. Và kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy rằng có mối liên hệ chặt chẽ

giữa chính sách cổ tức và tính thanh khoản của cổ phiếu.

Tác giả cũng xem xét về chính sách mua lại cổ phần và thấy rằng chính sách mua lại cổ phần đã kích thích được tính thanh khoản của thị trường chứng khoán theo thời gian. Tính thanh khoản của cổ phiếu có mối tương quan với việc thanh toán cổ tức ban đầu (initiate dividend) của công ty, các công ty với cổ phiếu có tính thanh khoản kém thì có nhiều khả năng thanh toán cổ tức ban đầu. Việc cải thiện tính thanh khoản của thị trường chứng khoán qua thời gian làm giảm xu hướng các công ty thanh toán cổ tức ban đầu.

Đứng trên góc độ là nhà đầu tư thì cổ tức tiền mặt và tính thanh khoản của chứng khoán có tính thay thế nhau. Các công ty thanh toán cổ tức ban đầu cắt giảm

được độ nhạy cảm về lợi nhuận của họ đối với tính thanh khoản tổng thể. Bởi vì họ

hạn chế việc các nhà đầu tư tiếp xúc với rủi ro thanh khoản của hệ thống. Mối liên hệ này cho thấy thêm rằng chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến giá trị công ty do khiếm khuyết của thị trường.

Todd Mitton (2004) trong bài: Quản trị doanh nghiệp và chính sách cổ tức ở thị

trường mới nổi. Tác giảđã chỉ ra rằng:

Các công ty với việc quản trị doanh nghiệp tốt thì thanh toán cổ tức cao. Trong công ty có quản trị doanh nghiệp tốt thì thanh toán cổ tức và các cơ hội phát triển của nó có quan hệ nghịch chiều nhau. Các công ty với việc quản trị doanh nghiệp tốt hơn thì có nhiều lợi nhuận hơn, nhưng lợi nhuận lớn hơn chỉ giải thích một phần của việc thanh toán cổ tức cao hơn.

20

Cấp độ công ty là quản lý doanh nghiệp, cấp độ quốc gia là bảo vệ nhà đầu tư có liên quan đến việc thanh toán cổ tức, cả hai cơ chế đó làm giảm vấn đề đại diện. Khi các cổ đông được bảo vệ tốt bởi chính phủ hoặc doanh nghiệp thì vốn

được phân bổ hiệu quả hơn.

David J. Denis, Igor Osobov (2007) trong bài: Tại sao các công ty thanh toán cổ

tức? Bằng chứng quốc tế về các yếu tố quyết định đến đến chính sách cổ tức.

Trong tất cả sáu quốc gia gồm Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp và Nhật Bản mà tác giả nghiên cứu, cổ tức bị ảnh hưởng bởi quy mô công ty, lợi nhuận, cơ hội tăng trưởng, và tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên vốn chủ sở hữu. Các công ty lớn, có nhiều lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên vốn chủ sở hữu cao có xu hướng thanh toán cổ

tức cao, trong khi đó ảnh hưởng của cơ hội tăng trưởng lên khả năng chi trả cổ tức của công ty là hỗn hợp. Ở mỗi quốc gia, cổ tức tổng thểđã không sụt giảm theo thời gian, nhưng được tập trung ở những công ty lớn nhất và có nhiều lợi nhuận nhất. Hơn nữa, ngoài Mỹ ra tác giả không tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho lý thuyết về

sự thay đổi chính sách cổ là do các nhà quản trị phục vụ theo yêu cầu của các cổ đông. Tóm lại, nghiên cứu này phủ nhận về việc phát tín hiệu, và hiệu ứng khách hàng trong chính sách cổ tức, nhưng ủng hộ lý thuyết vòng đời.

Amarjit Gill, Nahum Biger and Rajendra Tibrewala (2010) trong bài: Các yếu tố quyết định đến tỷ lệ thanh toán cổ tức: Bằng chứng từ Mỹ.

Với việc lấy mẫu ngẫu nghiên gồm 266 công ty dịch vụ và công ty sản xuất. Tác giả phát hiện rằng trong toàn bộ mẫu thì tỷ lệ cổ tức có mối tương quan với lợi nhuận biên, tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các công ty thuộc ngành dịch vụ thì tỷ lệ cổ tức tương quan với lợi nhuận biên, tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Cụ thể thì tỷ lệ cổ

tức tương quan cùng chiều với lợi nhuận biên, tương quan ngược chiều với tăng trưởng doanh thu và tương quan cùng chiều với tỷ nợ trên vốn chủ sở hữu.

Đối với các công ty thuộc ngành sản xuất thì tỷ lệ cổ tức tương quan với lợi nhuận biên, thuế và tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của cổ phiếu. Cụ thể

21

với thuế và tương quan cùng chiều với giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của cổ

phiếu.

Jayesh Kumar (2003) trong bài:Cấu trúc sở hữu và chính sách cổ tức ởẤn Độ. Bài nghiên cứu xem xét mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu, quản trị doanh nghiệp với chính sách cổ tức của các công ty bằng cách sử dụng dữ liệu của các công ty cổ phần Ấn Độ từ năm 1994 - 2000.

Tác giả tìm thấy bằng chứng về mối tương quan dương giữa cổ tức và xu hướng của lợi nhuận. Tỷ lệ nợ có mối tương quan âm với chính sách cổ tức, và cơ

hội đầu tư trước đó có mối tương quan dương với chính sách cổ tức trong vài trường hợp.

Do tập trung quyền sở hữu cao, cuộc xung đột giữa chủ sở hữu lớn nắm quyền kiểm soát với cổđông nhỏ bên ngoài là một trong những vấn đề chính trong các nghiên cứu quản trị doanh nghiệp. Tác giả thấy rằng quyền sở hữu là một trong các biến quan trọng ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức. Mặc dù mối quan hệ là khác nhau trong các nhóm sở hữu khác nhau và ở mức độ khác nhau. Điều đó cho thấy rằng cấu trúc sở hữu không ảnh hưởng đến chính sách cổ tức theo một cách nhất định. Sự ảnh hưởng thay đổi theo sự thay đổi của số lượng của cổ phiếu cũng như danh tính của người nắm giữ. Kết quả hỗ trợ giả thuyết rằng có sự liên kết lợi ích giữa các tầng lớp chủ sở hữu khác nhau, đó là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc chi trả cổ tức.

Duha Al-Kuwari (2009) trong bài: Yếu tố quyết định đến chính sách cổ tức ở thị

trường chứng khoán mới nổi: Trường hợp các quốc gia GCC.

Mục đích chính của bài nghiên cứu này là xác định chính sách cổ tức của các công ty phi tài chính được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thuộc các quốc gia GCC (Kuwait, Saudi Arabia, Muscat, Doha, Bahrain) giai đoạn 1999 đến 2003, và giải thích hành vi thanh toán cổ tức của họ. Bảy giả thuyết liên quan đến lý thuyết chi phí đại diện được kiểm tra bằng cách sử dụng một loạt ảnh hưởng ngẫu nhiên mô hình Tobit. Mô hình quan tâm đến tác động của quyền sở hữu nhà nước,

22

dòng tiền tự do, quy mô công ty, tốc độ tăng trưởng, cơ hội tăng trưởng, rủi ro kinh doanh, và lợi nhuận công ty lên tỷ lệ thanh toán cổ tức.

Các biến có ý nghĩa thống kê bao gồm quyền sở hữu nhà nước, quy mô công ty, đòn bẩy tài chính và lợi nhuận. Kết quả chỉ ra rằng các công ty có quyền sở hữu của nhà nước trả cổ tức cao hơn so với các công ty thuộc sở hữu hoàn toàn bởi tư

nhân. Hơn nữa, các công ty thanh toán cổ tức nhiều hơn khi quy mô doanh nghiệp lớn và lợi nhuận cao. Đòn bẩy tài chính là biến ảnh hưởng trái chiều đến tỷ lệ thanh toán cổ tức của công ty. Nghiên cứu cũng cho thấy các công ty chia cổ tức nhằm mục đích giảm chi phí đại diện và duy trì danh tiếng của công ty. Chính sách cổ tức của công ty được tìm thấy phụ thuộc rất nhiều vào lợi nhuận công ty, điều này có thể chỉ ra rằng các công ty niêm yết trong các nước GCC thường xuyên thay đổi chính sách cổ tức của họ và không áp dụng một chính sách cổ tức mục tiêu dài hạn nào.

Badar Khalid Al Shabibi và G Ramesh (2011) trong bài: Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố quyết định đến chính sách cổ tức ở Anh.

Mục đích của bài nghiên cứu là nhằm tìm ra yếu tố quyết định đến chính sách cổ tức của các công ty phi tài chính ở Anh trong năm 2007. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức được chia thành hai phần đó là nhân tố quản trị doanh nghiệp và đặc điểm công ty. Đại diện cho nhân tố quản trị doanh nghiệp bao gồm quy mô hội đồng quản trị, tính độc lập của hội đồng quản trị và loại kiểm toán. Đại diện cho đặc điểm công ty bao gồm quy mô công ty, lợi nhuận, tỷ lệ nợ, tốc độ tăng trưởng, rủi ro công ty, loại công nghiệp và cấu trúc tài sản. Mô hình hồi quy đa biến

được sử dụng để phân tích dữ liệu dựa trên mẫu 90 công ty phi tài chính ở Anh. Tác giả đã phát hiện ra rằng nhân tố quản trị doanh nghiệp ảnh hưởng đến chính sách cổ tức. Sự độc lập hội đồng quản trị là một nhân tố thiết yếu nhất trong quản trị doanh nghiệp buộc các công ty ở Anh thanh toán cổ tức. Nói cách khác, càng lớn số lượng các thành viên không tham gia điều hành có trong hội đồng quản trị thì việc thanh toán cổ tức cho các cổ đông càng cao. Điều này phù hợp với lý thuyết chi phí đại diện.

23

Các biến đặc điểm công ty như lợi nhuận, rủi ro, và quy mô công ty cũng là nhân tố quyết định đến chính sách cổ tức trong các công ty phi tài chính ở Anh. Cụ

thể thì lợi nhuận có tương quan dương với việc chi trả cổ tức, các công ty có lợi nhuận cao có xu hướng thanh toán cổ tức nhiều hơn các công ty có lợi nhuận thấp. Quy mô công ty có mối tương quan dương với việc chi trả cổ tức. Rủi ro công ty cũng có mối tương quan dương với việc chi trả cổ tức, mối tương quan này được giải thích bởi mô hình tín hiệu là công ty muốn phát tín hiệu về sự ổn định trong hoạt động của công ty.

Hassan Mounir El-Sady, Hosny Ibrahim Hamdy, Khaled Al-Mawazini and

Turki Alshammari (2012) trong bài: Chính sách cổ tức ở thị trường mới nổi.

Nhằm phát hiện ra yếu tố quyết định đến chính sách cổ tức. Tác giảđã thiết kế 22 câu hỏi đóng dựa theo bảng câu hỏi của Baker et al (2007) để khảo sát quan

điểm của các nhà quản lý doanh nghiệp của 185 công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Cô Oét trong bảy lĩnh vực bao gồm ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm, bất động sản, công nghiệp, dịch vụ và thực phẩm. Tác giảđã phát hiện ra rằng theo quan điểm của các nhà quản trị thì nhân tốảnh huởng nhiều nhất đến chính sách cổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tức của các công ty niêm yết tại Cô Oét là lợi nhuận hiện tại và mức lợi nhuận dự

kiến trong tương lai, tính thanh khoản của công ty hay giá trị tiền mặt hiện có, sự

sẵn sàng của cơ hội đầu tư sinh lợi. Kết quả nghiên cứu của tác giả ủng hộ cho lý thuyết vòng đời trong việc giải thích về chính sách cổ tức hơn là lý thuyết con chim trong tay và chi phí đại diện. Ngoài ra, các nhà quản trị ở Cô Oét tin rằng cổ tức hiện tại và quá khứảnh hưởng đến giá trị công ty.

Varouj Aivazian, Laurence Booth and Sean Cleary (2003) trong bài: Chính sách cổ tức của các công ty ở thị trường mới nổi có khác với các công ty ở Mỹ

không?

Bằng việc thu thập mẫu các công ty ở các nước gồm Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Zimbabwe, Jordan, Pakistan, Thổ nhĩ Kỳ và Mỹ. Qua phân tích hồi quy dữ liệu chéo theo chuỗi thời gian. Tác giả phát hiện rằng các công ty ở Mỹ

24

vốn chủ sở hữu cao có xu hướng thanh toán cổ tức cao, bằng chứng này ủng hộ

mạnh mẽ lý thuyết dòng tiền tự do của chính sách cổ tức. Tác giả cũng chỉ ra rằng tỷ lệ nợ cao thì thanh toán cổ tức thấp, điều đó cho thấy rằng việc hạn chế tài chính

ảnh hưởng đến chính sách cổ tức. Ngoài ra, chính sách cổ tức có mối tương quan dương với giá trị thị trường trên giá sổ sách của cổ phiếu. Ở thị trường mới nổi thì chính sách cổ tức có mối tương quan âm với cấu trúc tài sản của công ty và điều này

được giải thích là khi công ty có nhiều tài sản cố định hữu hình trong tổng tài sản của công ty thì dẫn đến có ít tài sản ngắn hạn hơn, do đó ngân hàng hạn chế cho công ty vay ngắn hạn từđó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cổ tức của công ty.

Tác giả kết luận rằng chính sách cổ tức của các công ty ở thị trường mới nổi cũng bị tác động bởi những nhân tố tương tự như Mỹ. Tuy nhiên, độ nhạy cảm đối với các nhân tố ảnh hưởng thì khác nhau giữa các quốc gia. Ngoài ra, có sự khác biệt khó giải thích là các công ty ở thị trường mới nổi thanh toán cổ tức cao hơn các công ty ở Mỹ.

Henk von Eije, William Megginson (2006) trong bài: Chính sách cổ tức ở các nước thuộc liên minh châu Âu.

Sử dụng dữ liệu của hơn 3.400 công ty công nghiệp niêm yết, các tác giả đã kiểm tra quá trình phát triển của chính sách cổ tức từ năm 1989 đến 2003 trong mười lăm quốc gia là thành viên của liên minh châu Âu. Cũng như ở Mỹ, tỷ lệ các công ty ở châu Âu trả cổ tức giảm đáng kể trong giai đoạn này, từ 91% xuống 62% trong số công ty niêm yết. Trong khi tổng mức cổ tức thực tế và tỷ lệ chi trả cổ tức lại tăng lên.

Đặc điểm công ty như quy mô, tuổi công ty và trụ sở chính đặt ở một quốc gia có pháp luật chung (common law) làm tăng đáng kểđến xu hướng thanh toán cổ

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của những công ty niêm yết tại Việt Nam (Trang 27)