Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của m ột số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 30 - 31)

Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3562,82 km2 và dân số hơn một triệu người. Thái Nguyên được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai nên có nhiều khả năng phát triển nông lâm nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 23 % diện tích tự nhiên. Với địa hình đặc trưng là đồi núi xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp, nên việc canh tác nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do hệ thống tưới tiêu không thuận lợi. Diện tích trồng ngô chủ yếu trên đất hai lúa vụ đông và trên đất đồi dốc vụ Xuân Hè. Trước năm 1995, diện tích trồng ngô chủ yếu vẫn dùng các giống thụ phấn tự do, giống địa phương có năng suất thấp. Cùng với sự chuyển biến của đất nước, Thái Nguyên cũng mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng những tiến bộ

giống ngô lai. Do đó cho đến nay diện tích và năng suất không ngừng tăng lên. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên được thể hiện qua bảng 2.6.

Bảng 2.6. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2013

Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2008 20,6 41,1 84,7 2009 17,4 38,6 67,2 2010 17,9 42,0 75,2 2011 18,6 43,2 80,4 2012 17,9 42,7 76,4 2013 19,0 42,6 81,0 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014)[14]

Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Thái Nguyên cũng đạt được những tiến bộ đáng kể song những năm gần đây có chiều hướng giảm. Năm 2013 diện tích trồng ngô toàn tỉnh là 19,0 nghìn ha giảm so với năm 2008 là 1,6 nghìn ha. Năng suất ngô năm 2013 của tỉnh đạt 42,6 tạ/ha, thấp hơn 1,7 tạ/ha so với năng suất ngô trung bình của cả nước, do đó chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu và chọn tạo các giống ngô năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Thái Nguyên cần giữ vững và phát huy hơn nữa để không ngừng nâng cao năng suất và sản lượng ngô, nhất là các huyện miền núi và vùng đồng bào dân tộc. Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng là một trong những nơi được chọn để khảo nghiệm nhiều giống ngô mới, cùng với việc hợp tác liên kết với Viện nghiên cứu ngô và các tỉnh khác nơi đây đang tiến hành rất nhiều chương trình nghiên cứu chọn tạo giống ngô, trong tương lai đây sẽ là một trong những trung tâm giống của phía Bắc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của m ột số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 30 - 31)