Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của m ột số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 25 - 28)

Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng và phát triển, vì vậy cây ngô được trồng phổ biến ở khắp các vùng trên cả nước. Những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ khuyến khích cây ngô phát triển, thêm nhiều tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng nên sản xuất ngô đã có những bước tiến đáng kể. Cây ngô đã trở thành cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa, đồng thời là cây màu số một góp phần đáng kể

trong việc giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân Việt Nam.

Tình hình sản xuất ngô ở nước ta qua các giai đoạn lịch sử phát triển không đồng đều, năng suất ngô Việt Nam những năm 1960 chỉ đạt trên 10 tạ/ha, với diện tích hơn 200 nghìn ha. Đến đầu những năm 1980, năng suất cũng chỉ đạt 11 tạ/ha và sản lượng hơn 400 nghìn tấn, nguyên nhân là do trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980 nhờ hợp tác với Trung tâm cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế

(CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta góp phần tăng năng suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên

ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến nay.

Giai đoạn từ 1981 - 1992: Diện tích tăng chậm, năng suất ngô tăng không đáng kể, từ 11 tạ/ha (1980) lên 15 tạ/ha (1992), bình quân mỗi năm tăng 3,5 %. Mặc dù giai đoạn này đã sử dụng các giống thụ phấn tự do nhưng chủ yếu là giống tổng hợp, hỗn hợp nên năng suất vẫn còn thấp.

Từ 1993 đến nay: Đây là giai đoạn sản xuất ngô ở Việt Nam thực sự có những bước tiến nhảy vọt, gắn liền với việc không ngừng mở rộng giống ngô lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của giống mới. Ngô lai là nguồn động lực mới, một nhân tố mới, một định hướng chiến lược trong chương trình nghiên cứu và phát triển ngô ở Việt Nam. Năm 1990 chúng ta mới bắt đầu trồng ngô lai với diện tích thử nghiệm 5 ha. Năm 1991, diện tích trồng giống ngô lai chưa đến 1 % trên hơn 400 nghìn ha trồng ngô đến năm 2007 giống ngô lai đã chiếm 95 % trong tổng số

hơn 1 triệu ha. Năng suất ngô ở nước ta tăng liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế giới trong suốt hơn 20 năm qua. Đây là bước tiến vượt bậc so với một số nước trong vùng đã được CIMMYT đánh giá cao. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2013 Chỉ tiêu Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2008 1140,2 40,2 4573,1 2009 1086,8 40,8 4431,8 2010 1126,9 40,9 4606,8 2011 1121,3 43,1 4835,7 2012 1118,2 42,9 4803,2 2013 1170,3 44,3 5190,9 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014)

Số liệu ở bảng 2.4 cho thấy giai đoạn 2008 - 2014 sản xuất ngô của nước ta tăng nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2008 cả

30,1 nghìn ha so với năm 2008 với mức tăng trung bình năm là hơn 5,02 nghìn ha/năm. Việc tăng cường sử dụng giống ngô lai năng suất cao kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, áp dụng thành tựu khoa học hiện

đại đã khiến cho năng suất ngô liên tục tăng từ 40,2 tạ/ha năm 2008 lên 44,3 tạ/ha năm 2013. Mặc dù năng suất ngô của chúng ta liên tục tăng nhưng so với bình quân chung của thế giới và khu vực thì hiện tại năng suất ngô nước ta còn thấp (năm 2013 năng suất ngô của Việt Nam đạt 44,3 tạ/ha, bằng 80,3 % năng suất trung bình của thế giới; 71,8 % năng suất của Trung Quốc). Điều này đang đặt ra cho ngành sản xuất ngô trong nước những thách thức và khó khăn trên con đường phát triển, đòi hỏi đội ngũ chuyên gia cũng như các nhà khoa học trong cả nước nỗ lực nghiên cứu nhanh chóng đưa ra sản xuất những giống ngô mới, những biện pháp kỹ thuật hiệu quả nhằm nâng cao năng suất và sản lượng ngô Việt Nam xứng tầm khu vực và quốc tế.

Ở Việt Nam cây ngô được trồng khắp hai miền Nam - Bắc, song do yếu tốđất đai, thời tiết, khí hậu nên năng suất và sản lượng ở các vùng có sự khác biệt rõ rệt.

Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở các vùng ngô chính của Việt Nam năm 2013

Vùng Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) Cả nước 1170,3 44,3 5.190,9 Đồng bằng sông Hồng 88,3 46,1 406,7

Trung du và miền núi phía Bắc 505,8 37,6 1.904,2 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 205,6 43,2 888,9 Tây Nguyên 252,4 51,7 1.306,1 Đông Nam Bộ 80,1 57,6 461,5 Đồng bằng sông Cửu Long 40,3 56,1 226,1 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014) [13]

Qua số liệu ở bảng 2.5 cho thấy: Vùng có diện tích trồng ngô lớn nhất nước ta đó là vùng Trung du và miền núi phía Bắc với diện tích trồng ngô năm 2013 là 505,8 nghìn ha, chiếm 43,2 % diện tích ngô cả nước. Diện tích trồng ngô ở đây lớn nhưng lại phân bố rải rác, địa hình phức tạp. Khí hậu

khắc nghiệt, hạn và rét thường kéo dài, lượng mưa không phân bố đều trong năm nên năng suất không cao, năm 2013 năng suất là 37,6 tạ/ha.

Đông Nam Bộ là vùng có diện tích trồng ngô nhỏ nhưng lại có năng suất cao nhất trong cả nước, năm 2013 năng suất ngô ở vùng này là 57,6 tạ/ha bằng 130,0% năng suất ngô cả nước.

Từ những kết quả đạt được đã chứng tỏ vị thế của cây ngô trong nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Tuy vậy so với thế giới thì năng suất ngô ở

nước ta còn thấp hơn nhiều, do đó sản xuất ngô ở nước ta rất cần có phương hướng phát triển một cách cụ thểđểđáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như theo kịp thế giới và bè bạn năm châu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của m ột số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)