Chiều cao đóng bắp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của m ột số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 49)

Chiều cao đóng bắp được xác định bằng khoảng cách tính từ mặt đất

đến đốt mang bắp trên cùng. Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào giống, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, điều kiện chăm sóc, biện pháp kỹ thuật. Đối với giống ngắn ngày bắp thường đóng ở đốt thứ 7 - 8 và ở vị trí 35 - 38 % chiều cao cây. Đối với giống dài ngày bắp thường ở vị trí đốt thứ

14 - 15 và chiếm khoảng 45 - 60 % chiều cao cây. Chiều cao đóng bắp liên quan đến khả năng chống đổ, khả năng thụ phấn, thụ tinh của giống. Nếu bắp

đóng cao quá làm cây dễ đổ, còn thấp quá gây khó khăn cho quá trình thụ

phấn thụ tinh. Để hài hoà giữa khả năng thụ phấn, thụ tinh và khả năng chống

đổ thì chiều cao đóng bắp chiếm 1/2 chiều cao cây là thích hợp nhất.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm có chiều cao đóng bắp biến động từ 87,5 - 105,9 cm. Tổ hợp lai số 2, 3, 4, 6, 7 (VN3 - TB1426 - T13, VN4 - TB1427 - T13, VN6 - TB1429 - T13, VN11 - CN13 - 21) có chiều cao đóng bắp thấp hơn so với giống đối chứng 1, tương

đương với giống đối chứng 2 chắc chắn ở mức tin cậy 95 %. Tổ hợp lai số 1, 8 (VN2 - TB1425 - T13, VN14 - LVN255) có chiều cao đóng bắp cao hơn so với giống đối chứng 1, tương đương với giống đối chứng 2. Tổ hợp lai số 5 (VN9 - CNC686 - 8) có chiều cao đóng bắp tương đương với cả 2 giống đối chứng. Chiều cao đóng bắp là một chỉ tiêu quan trọng làm căn cứ để chọn ra những tổ hợp lai có chiều cao cân đối, phục vụ cho công tác chọn giống chống đổ, đáp ứng điều kiện kỹ thuật canh tác cho các tỉnh miền núi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của m ột số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)