Đổ gãy là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của ngô và là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống ngô. Vì khi cây ngô bị đổ, gẫy sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng quang hợp và quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng làm năng suất ngô giảm nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê, hàng năm gió bão làm giảm sản lượng ngô từ 10 - 15 %. Đặc tính chống đổ của ngô phụ thuộc vào các yếu tố di truyền của giống như: Chiều cao cây, độ cứng của cây, mức độăn sâu và rộng của hệ rễ… ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố
thời tiết, khí hậu, đất đai, điều kiện chăm sóc, chếđộ dinh dưỡng.
Việt Nam nằm khu vực nhiệt đới gió mùa, bên cạnh những thuận lợi về
khí hậu thì cũng phải chịu không ít các thiên tai, hạn hán, bão lũ. Vì vậy bên cạnh những yêu cầu về thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng rộng, có năng suất cao và phẩm chất tốt các nhà tạo giống còn quan tâm đến khả năng chống
đổ của giống.
Vụ Xuân 2014, vào giai đoạn đầu sinh trưởng của ngô cây còn non chưa có rễ chân kiềng với thời tiết mưa lớn, mưa lâu ngày với sức gió mạnh
đã làm ngô bị đổ với số lượng đáng kể. Ở giai đoạn sau bộ rễ chân kiềng phát triển mạnh ngô chống đổ tốt với điều kiện thời tiết. Số liệu bảng 4.4 cho thấy: mức độđổ rễ của các tổ hợp lai biến động từ 0,0 – 6,6 %. Tổ hợp ngô lai số 3, 8 (VN4-TB1427-T13, VN14-LVN255) không bị đổ gãy tương đương với 2 giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại có tỷ lệđổ rễ cao hơn so với 2 giống
Mưa bão lớn đã làm các tổ hợp tham gia thí nghiệm bịđổ rễ, tuy nhiên tỷ
lệ đổ gãy thân của các tổ hợp này là không đáng kể, (trừ tổ hợp lai VN4- TB1427-T13, VN14-LVN255, không bịđổ rễ).