0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Chỉ số diện tích lá

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA M ỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI VỤ XUÂN NĂM 2014 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN. (Trang 50 -50 )

Nisiporovich đã chứng minh rằng 90 - 95 % chất khô tích luỹ trong đời sống cây trồng được tạo ra do quang hợp, trong đó diện tích lá là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn để nâng cao năng suất sinh vật học. Thời kỳ gieo hạt và thời kỳ cây con diện tích lá thấp, diện tích lá tăng dần lên và đạt tối đa ở thời kỳ ra hoa, sau đó giảm dần cho đến khi thu hoạch. Để đặc trưng cho diện tích lá cao hay thấp người ta dùng chỉ tiêu chỉ số diện tích lá (LAI: Leaf Area Index). Chỉ số diện tích lá được đo bằng số m2 lá/m2đất. Nếu chỉ số này cao ở

mức độ nhất định nào đó sẽ quang hợp được nhiều, dinh dưỡng vận chuyển vào nuôi hạt tăng, năng suất khi đó sẽ cao hơn giống có LAI thấp, LAI còn

hợp đạt tối ưu khi diện tích lá cao, yếu tố quan trọng nhất là sự phân phối ánh sáng đều trên các tầng lá. Vì vậy chọn tạo giống mới có hình thái lá đứng, tán bó để giảm khả năng che khuất ánh sáng và tăng mật độ trồng là mục tiêu của các nhà tạo giống.

Qua số liệu bảng 4.2 cho thấy, các tổ hợp lai có chỉ số diện tích lá dao

động từ 2,52 – 3,37 m2 lá/m2 đất. Trong đó tổ hợp lai số 2, 3, 4, 5, 6 (VN3 - TB1426 - T13, VN4 - TB1427 - T13, VN6 - TB1429 - T13, VN9 - CNC686 – 8, VN10 - ĐH14 – 1) có chỉ số diện tích lá thấp hơn so với 2 giống đối chứng. Tổ hợp lai số 1 (VN2 - TB1425 - T13) có chỉ số diện tích lá đạt 3,22 m2 lá/m2

đất tương đương với 2 giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95 %. Tổ

hợp lai số 7 (VN11 - CN13 - 21) có chỉ số diện tích lá đạt 2,94 m2 lá/m2 đất tương đương với giống đối chứng 1, thấp hơn so với đối chứng 2. Tổ hợp lai số 8 (VN14 - LVN255) có chỉ số diện tích lá đạt 3,37 m2 lá/m2 đất cao hơn với giống đối chứng 1, tương đương so với đối chứng 2. Các tổ hợp lai trong thí nghiệm nhìn chung chỉ có tổ hợp lai số 8 (VN14 - LVN255) có chỉ số diện tích lá đạt ngưỡng tối ưu (3,37 m2 lá/m2 đất).

4.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Tốc độ tăng trưởng chiều cao của ngô thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng. Thời kỳđầu thân phát triển rất chậm, khi cây được 3 - 4 lá điểm sinh trưởng thân vẫn còn nằm dưới mặt đất. Giai đoạn sau thân phát triển nhanh dần, đặc biệt là ở thời kỳ trước trỗ thân phát triển rất nhanh, một ngày đêm có thể tăng 5 - 8 cm. Sau đó thân phát triển với tốc độ chậm dần và dừng hẳn sau khi thụ tinh. Đây là chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của quần thể

và tiềm năng năng suất cây trồng. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây được theo dõi sau trồng 20 ngày, sau đó 10 ngày tiến hành đo 1 lần tới khi cây đã đạt chiều cao gần tuyệt đối (lúc chuẩn bị trỗ cờ). Thông qua các lần đo chiều cao cây ở 20, 30, 40 và 50 ngày sau trồng, chúng tôi xác định được tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai

Đơn vị: Cm/ngày

TT Tổ hợp lai Thời gian từ gieo đến…ngày

20 30 40 50 60 1 VN 2 - TB1425 - T13 1,6 2,8 4,1 6,7 4,9 2 VN 3 - TB1426 - T13 1,6 2,7 3,9 6,0 4,1 3 VN 4 - TB1427 - T13 1,5 2,2 3,7 6,8 5,0 4 VN 6 - TB1429 - T13 1,5 2,7 4,1 5,8 3,9 5 VN 9 - CNC 686 - 8 1,7 2,6 3,9 6,2 4,4 6 VN 10 - ĐH 14 - 1 1,4 2,2 4,1 6,1 4,3 7 VN 11 - CN 13 - 21 1,6 2,1 3,7 6,0 4,2 8 VN 14 - LVN 255 1,5 2,3 4,0 6,7 4,8 9 NK 67 (Đ/C) 1,7 2,4 4,0 6,5 4,6 10 NK 4300 (Đ/C) 1,5 3,0 4,3 6,2 4,3

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai tăng dần từ 20 - 60 ngày, đạt cao nhất ở giai đoạn sau trồng 50 ngày và từ 50 - 60 ngày tốc độ tăng trưởng giảm xuống.

Giai đoạn 20 ngày sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai trong thí nghiệm chậm nhất trong quá trình sinh trưởng, dao động từ 1,4 – 1,7 cm/ngày. Giai đoạn 50 ngày sau trồng cây sinh trưởng phát triển rất nhanh đạt được tốc độ tối đa. Các tổ hợp lai có tốc độ tăng trưởng từ 5,8 cm/ngày đến 6,8 cm/ngày. Tổ hợp lai số 3 (VN 4 - TB1427 - T13) có tốc độ

tăng trưởng cao nhất đạt 6,8 cm/ngày, tổ hợp lai số 4 (VN 6 - TB1429 - T13) có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (5,8 cm/ngày). Thời kỳ sau tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giảm dần, giai đoạn sau trồng 60 ngày tốc độ tăng trưởng của các giống ngô chỉ còn 3,9 - 5,0 cm/ngày. Từ kết quả theo dõi động thái tăng trưởng có thể nhận biết được khả năng tăng trưởng của từng tổ hợp lai, qua đó

đưa ra quy trình chăm sóc hoặc tác động vào giai đoạn nào là tốt nhất cho sự

sinh trưởng của cây ngô. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm được thể hiện ở biểu đồ sau:

Tc độ tăng trưởng chiu cao cây

0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 20 40 60 80

Ngày sau gieo

c m /n g à y VN 2 - TB1425 - T13 VN 3 - TB1426 - T13 VN 4 - TB1427 - T13 VN 6 - TB1429 - T13 VN 9 - CNC 686 - 8 VN 10 - ĐH 14 - 1 VN 11 - CN 13 - 21 VN 14 - LVN 255 NK 67 (Đ/C) NK 4300 (Đ/C)

Hình 4.1: Tc độ tăng trưởng chiu cao cây ca các t hp lai

4.5. Khả năng chống chịu của các tổ hợp ngô lai trong thí nghiệm vụ Xuân 2014 Xuân 2014

Chống chịu là phản ứng của cây đối với sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận như: Bão lũ, khô hạn, giá rét... Chọn tạo giống có khả năng chống chịu là một trong những biện pháp đảm bảo tăng sản lượng một cách toàn diện và vững chắc. Do vậy đặc tính chống chịu của cây là một chỉ tiêu quan trọng luôn đặt ra trong các chương trình chọn tạo giống ngô mới.

Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu chống chịu của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân 2014 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.5: Tình hình nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các tổ hợp lai trong thí nghiệm

TT Tổ hợp lai Sâu hại (điểm) Bệnh khô vằn (% số cây bị hại) Bệnh hại (điểm) Tỷ lệ đổ gãy Sâu đục thân Sâu cắn râu Bệnh đốm lá Bệnh gỉ sắt Gãy thân (điểm) Đổ rễ (%) 1 VN2-TB1425-T13 2 4 9,8 1 1 0 3,3 2 VN3-TB1426-T13 2 4 0,0 2 2 0 5,3 3 VN4-TB1427-T13 3 3 11,6 2 2 0 0,0 4 VN6-TB1429-T13 3 4 0,0 1 1 0 3,2 5 VN9-CNC686 - 8 2 4 0,0 1 2 0 3,2 6 VN10-ĐH14-1 3 2 9,9 2 2 0 6,6 7 VN11-CN13-21 2 5 0,0 2 1 0 3,1 8 VN14-LVN255 2 2 0,0 1 1 0 0 9 NK 67 (Đ/C 1) 2 3 14,7 1 2 0 10 NK 4300 (Đ/C 2) 2 3 15,96 1 1 0 P 0 0 <0,05 0 0 0 <0,05 CV (%) 0 0 15,2 0 0 0 23 LSD0,05 0 0 1,6 0 0 0 1,0

4.5.1. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lai trong thí nghiệm

Ngô là cây trồng có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh nhưng suốt quá trình sống nó cũng chịu sự phá hoại của rất nhiều loại sâu bệnh.Việt Nam là một nước có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh, phát triển đồng thời cũng làm cho vòng đời phát triển của sâu ngắn lại, các lứa sâu kế tiếp nhau nên mức độ phá hại càng nghiêm trọng hơn.

Trong những năm gần đây do phong trào thâm canh tăng vụ ở nước ta phát triển mạnh đã tạo nên nguồn thức ăn dồi dào liên tục cho sâu hại. Đồng thời do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa hợp lý nên đã làm cho sâu hại có

khả năng chống chịu với nhiều loại thuốc, các biện pháp diệt trừ sâu bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Như vậy càng đi sâu vào thâm canh, chuyên canh thì việc bảo vệ cây trồng khỏi sự phá hoại của sâu bệnh ngày càng trở nên cấp bách và phức tạp. Một trong những biện pháp kinh tế vừa làm giảm sức phá hoại của sâu bệnh, vừa đảm bảo an toàn môi trường và sức khỏe con người là chọn tạo ra những giống ngô mới có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, do đó chúng tôi đã tiến hành theo dõi diễn biến sâu bệnh hại của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm.

Kết quả theo dõi cho thấy các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm bị nhiễm một số sâu bệnh hại chính sau:

* Sâu đục thân (Ostrinia Nubilalis; Ostrinia Funacalis)

Sâu đục thân là loài sâu ăn rộng, phân bố phổ biến rộng rãi ở hầu hết các vùng trồng ngô ở Việt Nam và thế giới. Cả hai loài Ostrinia Nubilalis,

Ostrinia Funacalis đều đục thân ngô, phá hoại nghiêm trọng ở tất cả các bộ

phận trên cây như lá, bông cờ, râu, trừ rễ. Sâu đục thân ngô phá hoại mạnh nhất vào vụ Hè, Hè Thu, Xuân Hè và một phần ngô Đông Xuân và Thu Đông. Triệu chứng dễ phát hiện sâu đục thân là khi quan sát trên đồng ruộng thấy các lỗđục gần như thẳng hàng cắt ngang mặt lá. Sâu non tuổi nhỏ ăn biểu bì lá làm cho cây giảm diện tích lá quang hợp, gặm rách lá và bông cờ hoặc cắn xiên thủng lá nõn, 3 tuổi trở lên mới đục vào thân. Sâu đục vào thân ngô ở

nửa dưới của mỗi lóng sát với đốt bên dưới. Sâu đục thân phát triển mạnh nhất vào lúc ngô trỗ cờ và sau phun râu 2 tuần bắt đầu giảm. Sâu có thể phát sinh rộng, thậm chí trên một cây ngô có tới 3 - 4 lỗ đục. Sâu càng lớn lỗ đục càng to, khi gặp gió cây ngô sẽ bị gãy ngang thân hàng loạt.

Kết quả theo dõi cho thấy, sâu đục thân gây hại phổ biến trên tất cả các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm, tổ hợp lai số 3, 4, 6 (VN4-TB1427-T13, VN6-TB1429-T13, VN10-ĐH14-1) có mức độ gây hại cao hơn 2 đối chứng

được đánh giá ở điểm , các tổ hợp lai còn lại có mức độ gây hại tương đương 2 giống đối chứng được đánh giá là điểm 2.

* Sâu cắn râu (Heliothis armigera, Heliothis Zea):

Sâu cắn râu phát sinh nhiều lứa trong năm, loại sâu này phá hoại mạnh lúc ngô phun râu, sâu cắn hết những râu ngoài bắp. Sâu cắn râu lại là loại gây

ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng ngô. Loài sâu này có thể tồn tại và gây hại trên diện rộng, khi phun râu sâu non cắn râu gây ảnh hưởng lớn

đến quá trình thụ phấn, thụ tinh, năng suất, và phẩm chất hạt. Đó cũng là nguyên nhân gây thối bắp khi gặp trời mưa.

Sâu cắn râu có hai loại:

- Loại sâu có màu xanh (Heliothis armigera): Sâu này thường cắn râu và đục hẳn vào trong bắp.

- Loại sâu có màu xám (Heliothis Zea): Loại này cũng cắn râu nhưng chỉ chui một nửa thân vào bắp.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy tất cả các tổ hợp lai đều bị sâu cắn râu hại và được đánh giá từ điểm 2 – 5 điểm. Các tổ hợp lai số 6, 8 (VN10-ĐH14-1, VN14-LVN255) sâu cắn râu hại thấp hơn 2 giống đối chứng

được đánh giá là điểm 2, các tổ hợp còn lại tương đương hoặc cao hơn 2 giống đối chứng. Tuy nhiên sâu xuất hiện vào giai đoạn sau thụ phấn thụ tinh và bắt đầu vào chín sữa, nên không ảnh hưởng đến năng suất của ngô, mà chỉ ảnh hưởng tới hình thái và mẫu mã của bắp ngô.

* Bệnh khô vằn (Rhizoctonia Solani; Corticum sasakii)

Bệnh gây hại chủ yếu trên bẹ lá, bệnh phát triển mạnh làm khô bẹ lá, phiến lá và lá bi làm giảm khả năng quang hợp, bắp không phát triển được, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất. Ngô bị bệnh nặng có thể làm giảm năng suất từ 10 -15 %. Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô, song biểu hiện rõ và nặng nhất từ lúc cây ngô chuẩn bị trỗ cờ đến khi ngô chín, nấm xâm nhập cả vào bắp gây nên hiện tượng chín ép ở ngô.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy, các tổ hợp lai có tỷ lệ cây bị

hại thấp, dao động từ 0 – 11,6 %. Đặc biệt 5 tổ hợp lai số 2, 4, 5, 7, 8 (VN3- TB1426-T13, VN6-TB1429-T13, VN9-CNC686 – 8, VN11-CN13-21, VN14- LVN255) không bị nhiễm bệnh khô vằn.

Đây là bệnh phổ biến thấy ở các vùng trồng ngô nước ta, gây thiệt hại hàng năm từ 3 - 5 % sản lượng, ở vùng Trung Du, đất cằn cỗi có nơi mất tới 25 - 30 % sản lượng. Bệnh đốm lá ngô có hai loại: Đốm lá lớn và đốm lá nhỏ.

- Bệnh đốm lá lớn do nấm Helminthosporium turcium gây nên. Vết bệnh lúc đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng nhạt, sau đó phát triển có dạng sọc hình thoi không đều đặn màu nâu hoặc xám bạc không có quầng vàng. Nhiều vết bệnh có thể liên kết lại với nhau làm cho lá khô táp rách bươm.

- Bệnh đốm lá nhỏ do nấm Helminthosporium maydis gây nên. Vết bệnh nhỏ như mũi kim có quầng vàng sau lớn dần thành hình tròn, hình bầu dục màu nâu có viền đỏ nhiều khi có quầng xám. Nhìn chung vết bệnh có nhiều vòng tròn đồng tâm, so với đốm lá lớn vết bệnh nhỏ và nhiều hơn.

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy: Bệnh đốm lá xuất hiện phổ biến trên tất cả các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm, các tổ hợp số 1, 4, 5, 8 (VN2- TB1425-T13, VN6-TB1429-T13, VN9-CNC686 - 8, VN14-LVN255) có mức

độ gây hại tương đương với 2 giống đối chứng và được đánh giá ở thang điểm 1, còn các tổ hợp lai còn lại có mức độ gây hại cao hơn 2 giống đối chứng được

đánh giá là điểm 2.

* Bệnh gỉ sắt (Pucciniamaydis Ber)

Bệnh gây hại chủ yếu trên phiến lá, đôi khi còn thấy trên bẹ lá và vỏ

bắp. Triệu chứng điển hình là có những ổ nấm nhỏ, tơi như bột trên cả hai mặt lá. Lúc đầu vết bệnh nhỏ chỉ là những chấm vàng sắp xếp không có trật tự, về

sau to dần tạo ra các ổ nấm nổi lên chừng 1 mm màu vàng nâu làm cho biểu bì nứt vỡ ra. Nếu bệnh nặng, vết bệnh dày đặc trên lá làm cho lá bị khô cháy. Bệnh hại làm ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của cây do đó làm giảm năng suất.

Qua số liệu bảng 4.4 cho thấy phần lớn các tổ hợp lai bị nhiễm bệnh gỉ

sắt các tổ hợp lai số 1, 4, 7, 8 (VN2-TB1425-T13, VN6-TB1429-T13, VN11- CN13-21, VN14-LVN255) được đánh giá ở thang điểm 1 điểm tương đương với với đối chứng NK4300 (1 điểm), còn các tổ hợp lại còn lại tương đương với giống đối chứng NK67 và được đánh giá điểm 2.

4.5.2. T lđổ gãy ca các t hp lai trong thí nghim

Đổ gãy là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của ngô và là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống ngô. Vì khi cây ngô bị đổ, gẫy sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng quang hợp và quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng làm năng suất ngô giảm nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê, hàng năm gió bão làm giảm sản lượng ngô từ 10 - 15 %. Đặc tính chống đổ của ngô phụ thuộc vào các yếu tố di truyền của giống như: Chiều cao cây, độ cứng của cây, mức độăn sâu và rộng của hệ rễ… ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố

thời tiết, khí hậu, đất đai, điều kiện chăm sóc, chếđộ dinh dưỡng.

Việt Nam nằm khu vực nhiệt đới gió mùa, bên cạnh những thuận lợi về

khí hậu thì cũng phải chịu không ít các thiên tai, hạn hán, bão lũ. Vì vậy bên cạnh những yêu cầu về thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng rộng, có năng suất cao và phẩm chất tốt các nhà tạo giống còn quan tâm đến khả năng chống

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA M ỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI VỤ XUÂN NĂM 2014 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN. (Trang 50 -50 )

×