Các chỉ tiêu trạng thái cây, trạng thái bắp liên quan đến độ đồng đều, tính ổn định của các giống ngô. Độ bao bắp còn có ý nghĩa trong công tác bảo quản sau thu hoạch của bà con nông dân miền núi, nơi mà kỹ thuật bảo quản còn ở trình độ thấp. Những chỉ tiêu này cũng khá quan trọng trong công tác chọn tạo giống ngô. Để đánh giá toàn diện sinh trưởng, phát triển của các tổ
hợp ngô tham gia thí nghiệm chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu trên và thu được kết quảở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các tổ hợp ngô lai trong thí nghiệm vụ Xuân năm 2014
(Đơn vị: Điểm 1 - 5) TT Chỉ tiêu Tổ hợp lai Trạng thái cây Trạng thái bắp Độ bao bắp 1 VN2-TB1425-T13 1 1 1 2 VN3-TB1426-T13 2 2 2 3 VN4-TB1427-T13 2 2 2 4 VN6-TB1429-T13 2 2 2 5 VN9-CNC686 - 8 1 1 2 6 VN10-ĐH14-1 2 2 2 7 VN11-CN13-21 2 1 1 8 VN14-LVN255 2 1 1 9 NK 67 (Đ/C 1) 1 1 1 10 NK 4300 (Đ/C 2) 2 1 1 4.6.1. Trạng thái cây
Trạng thái cây được xác định khi lá cây còn xanh bắp đã phát triển đầy
đủ, trạng thái cây được đánh giá theo phương pháp cảm quan. Quan sát toàn ô thí nghiệm và cho điểm bằng cách đánh giá sự sinh trưởng, mức độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp, sâu bệnh vào giai đoạn chín sáp. Trạng thái cây lúc thu hoạch có liên quan đến năng suất của giống ngô. Giống nào có trạng thái cây tốt có tiềm năng cho năng suất cao và ngược lại, tuy nhiên năng suất còn phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Qua theo dõi chúng tôi thấy, các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm có trạng thái cây từ khá đến tốt được đánh giá ở thang điểm từ 1 – 2 điểm. Tổ hợp lai số 1, 5 (VN2-TB1425-T13, VN9-CNC686 – 8) có trạng thái cây tốt nhất tương đương với đối chứng 1 được đánh giá ở điểm 1. Các tổ hợp lai còn lại có trạng thái cây khá, được đánh giá ở điểm 2 tương đương với giống đối chứng 2.
4.6.2. Trạng thái bắp
Trạng thái bắp được đánh giá sau khi thu hoạch căn cứ vào độđồng đều bắp, hạt kín đầu bắp, chiều dài bắp, đường kính bắp, mức độ thiệt hại do sâu bệnh. Giống nào có trạng thái bắp tốt là có khả năng cho tiềm năng năng suất cao, tuy nhiên còn phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất khác. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng vì bắp ngô là bộ phận thu hoạch chính, nếu trạng thái bắp tốt màu sắc hạt đẹp đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng thì rất dễđược chấp nhận khi đưa ra sản xuất.
Qua theo dõi chúng tôi thấy, các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm có trạng bắp từ khá đến tốt được đánh giá ở thang điểm từ 1 - 2 điểm. Tổ hợp lai số 1, 5, 7, 8 (VN2-TB1425-T13, VN9-CNC686 – 8, VN11-CN13-21, VN14- LVN255) có trạng thái bắp tốt tương đương với 2 giống đối chứng được đánh giá ở điểm 1. Các tổ hợp lai còn lại có trạng thái bắp khá, được đánh giá ở điểm 2.
4.6.3. Độ bao bắp
Độ bao bắp là chỉ tiêu được đánh giá trước khi thu hoạch theo thang
điểm từ 1 - 5 điểm. Độ bao bắp liên quan đến kỹ thuật bảo quản, tình trạng sâu bệnh hại bắp. Độ bao bắp là do đặc trưng của giống quy định, lá bi có tác dụng ngăn cách giữa hạt ngô với môi trường bên ngoài, hạn chế mưa gió, nhiệt độ và sự xâm nhập của côn trùng hại bắp ngô. Ngoài ra độ bao bắp còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo quản bắp đặc biệt là phương pháp bảo quản truyền thống của một sốđồng bào dân tộc miền núi nơi sử dụng ngô làm lương thực chính.
Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy, độ bao bắp của các tổ hợp lai được
đánh giá ở thang điểm từ 1 - 2 điểm. Trong đó, tổ hợp lai số 1, 8 (VN2- TB1425-T13, VN14-LVN255) có độ bao bắp tốt, lá bi bao chặt đầu bắp và vượt ra khỏi đầu bắt, được đánh giá ở điểm 1 tương đương với 2 giống đối chứng. Các tổ hợp lai còn lại có độ bao bắp được đánh giá là kín (điểm 2).
4.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu giống là chọn tạo ra các giống năng suất cao đem lại hiệu quả kinh tế lớn trong sản xuất. Năng suất là chỉ
tiêu tổng hợp, phản ánh chính xác nhất quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, phản ánh khả năng thích ứng của kiểu gen với môi trường sinh thái. Năng suất ngô phụ thuộc các yếu tố cấu thành năng suất như khối lượng 1000 hạt, chiều dài bắp, đường kính bắp, số bắp trên cây, số hàng trên bắp, số hạt trên hàng. Các yếu tố cấu thành năng suất không những phụ thuộc vào đặc
điểm di truyền của giống mà còn chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh. Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá một giống mới trước khi đưa vào sản xuất. Năng suất được đánh giá trên phương diện là năng suất thực thu.
Qua theo dõi chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm vụ Xuân - 2014 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai trong thí nghiệm vụ Xuân năm 2014
TT Chỉ tiêu Tổ hợp lai Số bắp/cây (bắp) Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Số hàng/bắp (hàng) Số hạt/hàng (hạt) P1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) 1 VN2-TB1425-T13 1,01 16,7 4,6 13,4 29,3 480,0 84,31 2 VN3-TB1426-T13 0,98 15,0 4,8 15,5 29,5 413,3 80,81 3 VN4-TB1427-T13 1,01 17,1 4,6 15,1 29,1 410,0 80,92 4 VN6-TB1429-T13 1,01 14,8 4,7 16,2 32,4 425,0 84,25 5 VN9-CNC686 - 8 1,01 17,0 4,8 16,1 32,2 418,3 85,11 6 VN10-ĐH14-1 1,01 15,1 4,7 13,8 32,1 421,7 84,55 7 VN11-CN13-21 1,01 14,3 4,8 14,4 24,9 453,3 82,79 8 VN14-LVN255 1,01 15,6 4,8 13,7 31,2 476,7 85,33 9 NK 67 (Đ/C 1) 1,01 15,2 4,8 14,1 29,2 473,3 83,43 10 NK 4300 (Đ/C 2) 1,01 16,9 4,6 14,3 32,0 433,3 84,50 P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV (%) 1,5 1,4 2,7 4,1 3,6 2,6 1,5 LSD0,05 ns 0,36 0,22 1,0 1,9 19,4 2,08 4.7.1. Số bắp trên cây
Số bắp trên cây là một yếu tố cấu thành năng suất quan trọng. Số bắp trên cây thường được quyết định bởi yếu tố di truyền, mật độ trồng và chế độ
canh tác. Đối với ngô lấy hạt thường có 1 - 2 bắp (thường là 1 bắp) trên cây,
để cây tập trung dinh dưỡng nuôi bắp.
Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy: Các tổ hợp lai thí nghiệm có số
bắp/cây biến động từ 0,98 - 1,01 bắp. Toàn bộ các tổ hợp ngô lai thí nghiệm
4.7.2. Chiều dài bắp
Chiều dài bắp được đo ở phần bắp có hàng hạt dài nhất và thường tương quan thuận với năng suất (bắp dài và kết hạt tốt tạo điều kiện cho năng suất cao). Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền và điều kiện chăm sóc đặc biệt là quá trình thụ phấn, thụ tinh.
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm có chiều dài bắp biến động từ 14,3 – 17,1 cm. Tổ hợp lai số 2, 4, 6, 7 (VN3- TB1426-T13, VN6-TB1429-T13, VN10-ĐH14-1, VN11-CN13-21) có chiều dài bắp biến động từ 14,3 – 15,1 cm và tương đương đối chứng 1, thấp hơn
đối chứng 2 ở mức tin cậy 95 %. Các tổ hợp lai số 1, 3, 5 (VN2-TB1425-T13, VN4-TB1427-T13, VN9-CNC686 – 8) có chiều dài bắp từ (16,7 – 17,1) tương đương với đối chứng 2, cao hơn đối chứng 1. Tổ hợp lai (VN14- LVN255) có chiều dài bắp tương đương 2 đối chứng.
4.7.3. Đường kính bắp
Đường kính bắp được đo ở phần giữa bắp, đường kính bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và điều kiện chăm sóc. Đường kính bắp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng năng suất, đường kính bắp lớn hạt nhiều nên có khả năng cho năng suất cao.
Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy: Đường kính bắp của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm biến động từ 4,6 - 4,8 cm. Các tổ hợp lai trong thí nghiệm đều tương đương với cả 2 giống đối chứng.
4.7.4. Số hàng trên bắp
Số hàng trên bắp là yếu tố phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống (giống khác nhau thì số hàng hạt trên bắp khác nhau) và được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái. Một hàng được tính khi có 50 % số hạt so
với hàng dài nhất, số hàng ngô trên một bắp luôn là số chẵn do đặc điểm của hoa ngô là hoa kép.
Số liệu bảng 4.7 cho thấy: Số hàng/bắp của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm dao động từ 13,4 – 16,2 hàng. Trong thí nghiệm tổ hợp lai số 1, 6, 7, 8 (VN2-TB1425-T13, VN10-ĐH14-1, VN11-CN13-21, VN14-LVN255) có số hàng trên bắp từ (13,4 – 14,7 hàng) tương đương với 2 giống đối chứng NK67 và NK4300 (14,1 hàng; 14,3 hàng). Các tổ hợp lai số 2, 4, 5 (VN3- TB1426-T13, VN6-TB1429-T13, VN9-CNC686 – 8) có số hàng hạt từ (15,5 – 16,2 hàng) cao hơn 2 đối chứng. Tổ hợp lai VN4-TB1427-T13 có số hàng hạt 15,1 hàng cao hơn đối chứng 1 tương đương đối chứng 2 ở mức tin cậy 95 %.
4.7.5. Số hạt trên hàng
Số hạt trên hàng được xác định ở hàng có chiều dài trung bình trên bắp. Số hạt/hàng cũng là một yếu tố di truyền ảnh hưởng lớn đến năng suất. Số
hạt/hàng phụ thuộc vào thời kỳ trỗ cờ, tung phấn - phun râu (nếu thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu của giống lớn làm cho quá trình thụ
phấn thụ tinh diễn ra khó khăn, ảnh hưởng tới số noãn được thụ tinh. Những noãn không được thụ tinh sẽ không cho hạt và bị thoái hoá).
Ngoài ra số hạt trên hàng còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường, trong quá trình thụ phấn thụ tinh nếu gặp điều kiện bất thuận: Hạn hán, mưa bão, lũ lụt... khiến cho phấn hoa không thụ tinh được làm cho số hạt/hàng giảm xuống và dẫn đến hiện tượng “bắp đuôi chuột” - bắp mà đỉnh cùi không kín hạt.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tổ hợp ngô lai thí nghiệm có số hạt trên hàng biến động từ 24,9 - 32,4 hạt, qua phân tích thống kê cho thấy có sự
sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05 về chỉ tiêu số hạt/hàng. Tổ hợp lai số 1, 3 (VN2-TB1425-T13, VN4-TB1427-T13) có số hạt trên hàng tương đương với
T13, VN9-CNC686 – 8, VN10-ĐH14-1, VN14-LVN255) có số hạt/hàng đạt từ (31,2 – 32,4 hạt) tương đương đối chứng 2 và cao hơn đối chứng 1. Tổ hợp lai số 2, 7 (VN3-TB1426-T13, VN11-CN13-21) có số hạt/hàng thấp hơn so với 2 đối chứng. Tổ hợp lai số VN14-LVN255 có hạt/hàng cao hơn đối chứng 1, tương đương đối chứng 2.
4.7.6. Khối lượng 1000 hạt
Khối lượng 1000 hạt có mối tương quan thuận với năng suất, khối lượng 1000 hạt cao thì sẽ có khả năng cho năng suất cao. Khối lượng 1000 hạt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Đặc tính di truyền giống, thời tiết khí hậu, điều kiện chăm sóc, biện pháp kỹ thuật.
Qua số liệu bảng 4.7 cho thấy: Các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm có khối lượng 1000 hạt dao động từ 410 - 480 gam. Trong đó các tổ hợp lai số 4, 5, 6 (VN6-TB1429-T13, VN9-CNC686 – 8, VN10-ĐH14-1) có khối lượng 1000 hạt tương đương với đối chứng 2, thấp hơn đối chứng 1. Các tổ hợp lai số 2, 3 (VN3-TB1426-T13, VN4-TB1427-T13) có khối lượng 1000 hạt thấp hơn 2 đối chứng. Tổ hợp lai số 1, 8 (VN2-TB1425-T13, VN14-LVN255) còn lại có khối lượng 1000 hạt đạt từ 473,3 - 480 gam tương đương đối chứng 1, cao hơn đối chứng 2. Tổ hợp lai (VN11-CN13-21) có khối lượng 1000hạt thấp hơn đối chứng 1, cao hơn đối chứng 2.
4.7.7. Năng suất thực thu
Năng suất thực thu (NSTT) là năng suất thực tế thu được trên một đơn vị diện tích. Năng suất thực thu phản ánh chính xác khả năng thích nghi của các giống trong điều kiện trồng trọt cụ thể (điều kiện chăm sóc, điều kiện khí hậu thời tiết).
Qua theo dõi thí nghiệm và xử lý thống kê chúng tôi thấy năng suất thực thu của các tổ hợp ngô lai dao động từ 80,81 – 85,33 tạ/ha. Trong thí nghiệm tổ hợp lai số 1, 4, 6, (VN2-TB1425-T13, VN6-TB1429-T13, VN10-
ĐH14-1) có năng suất thực thu đạt 84,25 – 84,55 tạ/ha, tương đương với 2 đối chứng, các tổ hợp lai số 2, 3 (VN3-TB1426-T13, VN4-TB1427-T13) có năng suất thực thu đạt 80,81 – 80,92 tạ/ha, thấp hơn so với 2 đối chứng. Tổ hợp lai số 5, 8 (VN9-CNC686 – 8, VN14-LVN255) có năng suất thực thu đạt (85,11 – 85,33 tạ/ha) cao hơn so với đối chứng1, tương đương với đối chứng 2. Tổ
hợp lai số 7 (VN11-CN13-21) có năng suất thực thu đạt 82,79 tạ/ha tương
đương đối chứng 1, thấp hơn đối chứng 2 ở mức độ tin cậy 95 %.
Năng suất thực thu của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm được thể
hiện qua biểu đồ sau: 78 79 80 81 82 83 84 85 86 NSTT(tạ/ha) VN2-TB1425-T13 VN3-TB1426-T13 VN4-TB1427-T13 VN6-TB1429-T13 VN9-CNC686 - 8 VN10-ĐH14-1 VN11-CN13-21 VN14-LVN255 NK 67 (Đ/c) NK 4300 (Đ/c)
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của 8 tổ hợp ngô lai
được tạo ra bằng phương pháp lai luân giao trong vụ Xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi sơ bộ rút ra một số kết luận sau: