3.2.1. Ảnh hƣởng của thời gian ủ vi nang
Tiến hành bào chế vi nang theo công thức CT35 và theo phương pháp nêu ở mục 2.3.4. Ảnh hưởng của việc thay đổi thời gian ủ đến đặc tính của vi nang được thể hiện ở bảng 3.11.
Bảng 3.11: Đặc tính của vi nang bào chế được khi thay đổi thời gian ủ
Nhận xét:
Thời gian ủ ảnh hưởng đến quá trình tạo phức hợp giữa ion Ca2+ với alginat và alginat với chitosan. Lúc đầu, khi hạt vi nang được nhỏ vào dung dịch chitosan - calci clorid, hạt vi nang bị dẹt, lõm. Sau khoảng 1 phút, hạt phồng lên và cầu, tuy vậy lúc này hạt vẫn còn mềm. Sau thời gian ủ, hạt vi nang tạo được sẽ có thời gian tiếp xúc với môi trường nhiều hơn, tạo điều kiện để cho ion Ca2+ xâm nhập tạo ra nhiều liên kết giữa các nhóm -COO- của alginat với ion Ca2+ nhằm ổn định cấu trúc vi nang, do đó sau khoảng thời gian ủ, hạt chắc, cầu hơn và đều hơn.
Thời gian ủ vi nang ngoài mục đích tạo điều kiện để cho ion Ca2+ xâm nhập vào cấu trúc vi nang, hoàn thiện lớp áo calcicum alginat mà còn tạo điều kiện cho lớp áo ngoài chitosan được hoàn thiện. Do tăng quá trình tiếp xúc giữa gốc acid của alginat và nhóm amin của chitosan, làm tăng sự hình thành liên kết này, dẫn đến làm tăng hiệu quả bao gói, bảo vệ vi khuẩn Lactobacillus acidophilus.
Chính vì vậy, sau khoảng thời gian ủ 30 phút, lớp áo kép bảo vệ VSV hoàn thiện làm số lượng VSV sống cao nhất (4,27.109 cfu/g). Thời gian ủ 30 phút được lựa chọn trong các khảo sát tiếp theo.
CT Thời gian ủ Nhận xét về hạt vi nang Số lượng vi khuẩn có trong 1 g vi nang (cfu/g)
35a 0 phút Hạt mềm, dễ nát 0,67.109 35b 15 phút Hạt chắc, cầu đều 1,25.109 35c 30 phút Hạt chắc, cầu đều 4,27.109 35d 60 phút Hạt chắc, cầu đều 2,68.109