Ảnh hƣởng của nồng độ calci clorid

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế vi nang probiotics bằng phương pháp đông tụ (Trang 39 - 40)

Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch calci clorid đến các đặc tính vi nang và tỷ lệ VSV được thể hiện qua bảng 3.6.

Bảng 3.6: Đặc tính vi nang bào chế được khi thay đổi nồng độ CaCl2

CT 19 20 21 22 23 Nồng độ dung dịch calci clorid 0,25% 0,5% 1% 2% 4% Kích thước (mm) 1,56 1,54 1,54 1,61 1,59 Hàm ẩm (%) 3,10 3,21 3,56 3,42 2,98 Số lượng VSV trong 1g hạt (cfu/g) 0,19.10 9 3,16.109 11,10.109 7,28.109 8,29.109 Nhận xét

Nồng độ CaCl2 không ảnh hưởng đến hàm ẩm của vi nang sau đông khô, cũng như không ảnh hưởng đến kích thước của các mẫu vi nang sau đông khô. Kích thước hạt vi nang sau đông khô trong khoảng 1,54 - 1,61mm. Hàm ẩm trong khoảng từ 2,98 - 3,56%.

Theo kết quả ở bảng trên, khi tăng nồng độ CaCl2 từ 0,25% lên 1% thì số lượng VSV tăng dần do lớp áo calci alginat dần hoàn thiện. Ở nồng độ CaCl2 1%, số lượng vi sinh vật sống trong vi nang là lớn nhất (11,10.109 cfu/g), khi tăng nồng độ CaCl2 lên thì hiệu quả bao gói của vi nang cũng không được cải thiện.

Thay đổi nồng độ CaCl2 sẽ dẫn đến thay đổi về mạng lưới calci alginat: Khi nồng độ CaCl2 chưa đủ để tạo liên kết hoàn toàn với chuỗi G của phân tử alginat, mạng lưới lỏng lẻo, vi khuẩn Lactobacillus acidophilus sẽ dễ thoát ra ngoài. Khi nồng độ CaCl2 tăng lên, mạng lưới liên kết chặt chẽ sẽ bao gói tốt, hạn chế vi sinh vật thoát ra ngoài. Khi nồng độ CaCl2 đạt đến một giá trị để bão hòa các liên kết với chuỗi G thì hiệu suất cao nhất, sau nồng độ đó, nồng độ CaCl2 có tăng cũng không làm tăng khả năng bao gói.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế vi nang probiotics bằng phương pháp đông tụ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)