Theo dõi độ ổn định của vi nang trong quá trình bảo quản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế vi nang probiotics bằng phương pháp đông tụ (Trang 46 - 49)

Tiến hành bào chế vi nang theo công thức tốt nhất CT35 với quy trình như theo mục 2.3.4, tốc độ khuấy 400 - 600 vòng/phút, tốc độ nhỏ giọt 60-80 giọt/phút. Thời gian ủ 30 phút. Đông khô và tiền đông theo mục 2.3.5. Theo dõi độ ổn định như mục 2.3.7, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng vi nang. Kết quả số lượng VSV (cfu/g) trong vi nang và hàm ẩm ( %)của vi nang trong thời gian bảo quản được thể hiện trong bảng 3.14 và đồ thị 3.5.

Bảng 3.14: Bảng biến thiên số lượng VSV và hàm ẩm trong thời gian bảo quản

Thời gian (tuần) Số lượng VSV (cfu/g) Hàm ẩm (%) 0 10,02.109 2,56 1 6,43.109 2,78 4 0,53.109 3,56 20 0,007.109 4,87

Hình 3.5: Đồ thị biến thiên số lượng VSV và hàm ẩm trong thời gian bảo quản

Nhận xét:

Trong thời gian bảo quản, vi nang vẫn có khả năng hút ẩm. Kết quả cho thấy, sau 20 tuần bảo quản ở nhiệt độ thường, hàm ẩm đã tăng lên từ 2,56% lên 4,87%. Hàm ẩm bên ngoài không khí càng cao, mẫu vi nang bảo quản càng dễ hút ẩm. Hàm ẩm càng cao thì khả năng sống sót của VSV càng giảm. Cùng với hàm ẩm, thì nhiệt độ môi trường cũng là yếu tố làm giảm số lượng VSV. Do trong điều kiện có ẩm và nhiệt độ thích hợp, VSV sẽ trở lại trạng thái hoạt động, sinh trưởng, phát triển, già hóa và chết đi.

Qua khảo sát trên, CT35 là công thức bào chế vi nang tốt nhất, với các thông số bào chế thích hợp như sau: tốc độ nhỏ giọt 80 – 100 giọt/phút, tốc độ khuấy 400 – 600 vòng/phút, ủ trong 30 phút. Số lượng VSV sau 20 tuần bảo quản ở điều kiện thường của công thức CT35 ổn định, trên 7.106

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế vi nang probiotics bằng phương pháp đông tụ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)