Tiến hành bào chế vi nang theo mục 2.3.4, sử dụng thể tích dịch tế bào trong các mẫu vi nang khác nhau như sau:
Chuẩn bị các mẫu vi nang với thành phần gồm: sinh khối của các thể tích dịch tế bào khác nhau (100 và 200ml), 100ml hỗn dịch gồm alginat 2%, tinh bột 2% và glycerol 15% (phương pháp được nêu trong mục 2.3.4).
Mẫu CT1: Vi nang có chứa sinh khối của 100ml dịch tế bào. Mẫu CT2: Vi nang có chứa sinh khối của 200ml dịch tế bào.
Tiến hành đông khô các mẫu trên theo phương pháp trong mục 2.3.5. Kết thúc quá trình đông khô, cân khối lượng, đo hàm ẩm mẫu, tiến hành xác định số lượng VSV sống sót trong các mẫu trên bằng phương pháp nêu trong mục 2.3.8
Kết quả các mẫu được thể hiện trong bảng 3.2.
Bảng 3.2: Kết quả của mẫu CT1 và CT2 trước và sau đông khô
Thời điểm Tiêu chí đánh giá CT1 CT2 Trước đông
khô
Tổng khối lượng hạt vi nang (g) 80,87 81,26 Lượng VSV trong 1g hạt (cfu/g) 6,23.109 8,14.109 Sau đông
khô
Khối lượng vi nang (g) 4,51 4,89 Lượng VSV trong 1g hạt (cfu/g) 0,85.109 8,18.109
Hàm ẩm (%) 2,67 2,89
Nhận xét:
Từ kết quả trên cho thấy, khi thay đổi lượng sinh khối, giá trị hàm ẩm của các mẫu thay đổi không đáng kể. Hàm ẩm của các mẫu vi nang phối hợp với 2% alginat, 2% tinh bột, 15% glycerol đều tương đối thấp, khoảng 2,67% - 2,89% (dưới 5%). Hàm ẩm của các mẫu phụ thuộc vào quá trình đông khô và lượng tá dược độn, không phụ thuộc vào lượng sinh khối đầu vào.
Khi tăng gấp đôi thể tích dịch nuôi cấy (từ 100ml lên 200ml, lượng VSV được bao gói trong 1g hạt trước đông khô tăng (từ 6,23.109 lên 8,14.109 cfu/g), sau đông
khô tăng (từ 0,85.109
đến 8,1.109). Khi tăng thể tích dịch nuôi cấy nghĩa là tăng số lượng VSV đầu vào để tạo nguyên liệu dạng vi nang. Các VSV này sẽ bị “giam giữ” trong các khoang trống, nên lượng tế bào được bao gói cũng tăng và hiệu quả bao gói tăng lên. Tuy nhiên, khi lượng tế bào đã lấp đầy các khoang trống trong vi nang, tăng lượng VSV đầu vào cũng không làm tăng hiệu quả bao gói. Với mục đích thu được số lượng VSV lớn nhất, thể tích dịch tế bào là 200ml được lựa chọn.