Ảnh hƣởng của nồng độ chitosan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế vi nang probiotics bằng phương pháp đông tụ (Trang 40 - 41)

Ảnh hưởng của nồng độ chitosan đến các đặc tính vi nang và tỷ lệ VSV được thể hiện qua bảng 3.7 và hình 3.3.

Bảng 3.7: Đặc tính vi nang bào chế được khi thay đổi nồng độ chitosan

CT 24 25 26 27 28 29 Nồng độ chitosan 0% 0,1% 0,2% 0,3% 0,4% 0,5% Kích thước (mm) 1,52 1,50 1,56 1,53 1,57 1,59 Hàm ẩm (%) 2,51 2,89 3,12 2,45 3,26 3,02 Số lượng VSV trong 1g hạt (cfu/g) 0,22.109 1,77.109 4,64.109 8,71.109 10,22.109 9,18.109

Hình 3.3: Đồ thị diễn số lượng VSV có trong các mẫu sau khi thay đổi nồng độ chitosan

Nhận xét:

Khi thay đổi nồng độ chitosan, hàm ẩm của các mẫu vi nang sau đông khô không có sự khác biệt đáng kể. Các mẫu khô có hàm ẩm thấp từ 2,51- 3,26%.

Kích thước của các mẫu vi nang sau đông khô khá đồng đều giữa các mẫu, trung bình là 1,50 -1,59 mm.

Từ bảng số liệu 3.7 và đồ thị 3.3 ta thấy, CT24 không sử dụng chitosan hiệu quả bao gói thấp. Trong khi đó, ở mẫu CT28 có sử dụng chitosan 0,4% (kl/tt) thì hiệu quả bao gói cải thiện rõ rệt, số lượng VSV được bao gói tăng lên khoảng 50 lần. Điều này được giải thích như sau:

Chitosan và alginat liên kết với nhau bởi liên kết giữa các nhóm acid của alginat với các nhóm amin của chitosan .Vi nang có sử dụng chitosan và alginat sẽ tạo thành lớp áo kép bảo vệ VSV. Vi nang được bao gói bởi calcicum alginat dễ bị phân rã bởi các ion đơn hóa trị, hoặc ion Ca2+ tạo phức với phosphat, citrat hoặc trong điều kiện pH thấp. Để tăng độ ổn định cũng như làm giảm sự thất thoát của vật liệu bao gói, vi nang alginat cần được bổ sung lớp áo polycationic polyme như chitosan, poly-L-lysin [38], [27]. Vi nang với lớp áo kép chitosan - alginat còn tăng quá trình phân phối VSV, do tạo ra mật độ điện tích cao trên bề mặt vi nang.

Do đó, nồng độ chitosan là 0,4% được lựa chọn trong các khảo sát tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế vi nang probiotics bằng phương pháp đông tụ (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)