TRÒ CHƠI: AI ĐOÁN GIỎI I Mục đích yêu cầu:

Một phần của tài liệu GIAO AN 5 TUOI CHU DE MN BAN THAN GIA DINH (Trang 52 - 54)

- Nhằm giúp trẻ thỏa mái hít thở không khi trong lành, biết được công dụng, lợ

3. Hoạt động Chơi tự do:

TRÒ CHƠI: AI ĐOÁN GIỎI I Mục đích yêu cầu:

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ thuộc bài hát cả nhà đều yêu, biết thể hiện điệu bộ, vận động theo ý thích của trẻ thích.

- Trẻ cảm nhận được hạnh phúc khi làm con ngoan trong gia đình. - Trẻ nhớ nội dung của bài nghe hát, hưởng ứng và hát cùng cô.

2. Kỹ năng:

- Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình khi hát. - Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát.

- Thông qua trò chơi : phát triển khả năng quan sát, tư duy cho trẻ

- Thông qua bài hát giáo dục trẻ làm con ngoan trong gia đình ,biết vâng lời cha mẹ, ông bà.

- Đi học đầy đủ, chăm ngoan.

- Trẻ hứng thú với bài học, biết vâng lời cô.

II. Chuẩn bị.

- Xắc xô, mũ chóp, nhạc máy tính - Tâm thế của trẻ thoải mái

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cô trò chuyện cùng trẻ

- Chúng mình có phải là người con ngoan trong gia đình không?

- Muốn là người con ngoan phải thế nào?

- Có bài hát nói về bạn nhỏ ở nhà ngoan ngoãn nên được ông bà bố mẹ yêu quý nên ai cũng yêu. Đó là bài hát gì bạn nào còn nhớ? Đó là bài hát “ Cả nhà đều yêu”. Sáng tác Bùi Anh Tôn. Hôm nay cô và chúng mình cùng thi xem ai hát thuộc bài hát này nhé.

2. Hoạt động 2: RKNCH: Cả nhà đều yêu

Cô mời chúng mình nhẹ nhàng về chỗ ngồi và hát cùng cô bài hát này nhé.

- Cô cùng các con hát thật hay bài hát này nhé - Cô cho các tổ luân phiên nhau hát kết hợp nhạc - Nhóm bạn trai lên hát và vận động theo ý thích - Chúng mình đến xem có mấy bạn trai lên hát. - Nhóm bạn gái hát. Có mấy bạn gái lên hát. - Cô mời cá nhân lên hát, yêu cầu trẻ mời thêm bạn hát cùng theo yêu cầu của cô.

- Cô quan sát tuyên dương và sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ hát to rõ ràng đúng nhạc.

- Cô và các con vừa hát bài gì?

- Cô giới thiệu vận động cho trẻ. Cho trẻ hát và vận động nhẹ nhàng theo ý thích 1 lần.

=>Cô chốt lại và giáo dục trẻ.

3. Hoạt động 3: Trò chơi: Ai đoán giỏi

- Cô giới thiệu tên trò chơi - Cho trẻ nhắc lại cách chơi

- Cho trẻ nhắc lại cách chơi luật chơi

Cô gọi một bạn lên, đội mũ kín mắt, cô chỉ định

một bạn ở dưới lớp hát (một đoạn bài hát hoặc cả bài). Sau đó, cô đố bạn đội mũ chóp bạn nào

- Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Bạn trai hát - Trẻ trả lờ - Cả nhà đều yêu - Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi

hát?. Gọi cháu khác hát, kết hợp gõ đệm bằng một loại dụng cụ (trống lắc). Đố cháu nói tên bài hát, dụng cụ gõ? Lần sau chơi, cô có thể tăng hai, ba bạn hát, kết hợp gõ một hoặc hai dụng cụ gõ đệm khác nhau. Cô đố trẻ tên bài hát, tên dụng cụ gõ đệm.

- Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần. Cô động viên khuyến khích trẻ chơi đoán tên bạn, dụng cụ âm nhạc.

- Cô hỏi trẻ tên trò chơi.

4. Hoạt động 4: Nghe hát: Ru em

- Cô hát tặng lớp mình bài hát “ Ru em” dân ca xê - đăng.

- Cô hát cho trẻ nghe lần 1

- Lần 2 cô cho trẻ nghe trên máy tính - Lần 3 cho trẻ hưởng ứng cùng cô - Các con vừa lắng nghe cô hát bài gì?

=> Cô chốt lại giáo dục trẻ

* Kết thúc:

- Cô nhận xét giờ học cho trẻ ra chơi

- Trẻ nghe cô hát

- Trẻ hưởng ứng cùng cô

- Trẻ thực hiện

Một phần của tài liệu GIAO AN 5 TUOI CHU DE MN BAN THAN GIA DINH (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w