Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả; khuyến khích đầu tư sáng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước bằng luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 33 - 35)

sáng to; cân bng li ích ca tác gi, li ích của người khai thác, s dng và

công chúng hưởng th

Tác phẩm là kết quả của sự nỗ lực sáng tạo không ngừng, qua việc sử dụng trí tuệ của con người, do đó, Nhà nước cần phải thực hiện những nỗ lực cao nhất

để khuyến khích sáng tạo. Việc bảo hộthích đáng và có hiệu quả quyền tác giả là một trong những điều kiện tiên quyết đểthúc đẩy hoạt động sáng tạo.

Việc bảo hộ quyền tác giả là một trong những công cụ hữu hiệu nhằm khuyến khích các tác giả sáng tạo ra các tác phẩm làm giàu kho tàng tri thức. Số lượng các tác phẩm văn học nghệ thuật càng nhiều thì tài sản trí tuệ của quốc gia

đó càng lớn, lực lượng những người góp phần sáng tạo trong việc đưa tác phẩm

đến với công chúng như các nghệsĩ biểu diễn, nhà sản xuất chương trình ghi âm,

tổ chức phát thanh, truyền hình ngày càng nhiều, thông qua đó đại bộ phận công chúng được tiếp thu và hưởng lợi nhiều giá trị tinh thần hơn.

Những lợi thế của quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả mang lại cho tác giả, chủ sở hữu quyền sự chủđộng trong sáng tạo, đầu tư sáng tạo và phát triển công nghiệp bản quyền trên khuôn khổpháp lý mà nhà nước quy định về quyền tác giả. Pháp luật là phương tiện tạo lập môi trường tự do và bình đẳng cho mọi hoạt động sáng tạo, công bố và phổ biến tác phẩm, đồng thời pháp luật

là phương tiện bảo vệ lợi ích chính đáng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Thông qua việc nhà nước thừa nhận các tác giả, chủ sở hữu được hưởng những quyền

độc quyền nhất định và tạo cho họ khả năng nhận được phần thưởng cho những nỗ lực sáng tạo của mình, cùng với các quy định vềcơ chế đảm bảo thực hiện, là

cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ quyền tác giả. Chính sự ghi nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả, các chủ sở hữu quyền đã giúp họcó được môi trường pháp lý an toàn, khuyến khích họđầu tư sáng tạo.“Thông qua việc quản lý Nhà

sáng tạo của văn nghệsĩ, trí thức để có nhiều sản phẩm văn hóa tinh thần có giá trị phục vụ xã hội”[25].

Trong quá trình xây dựng pháp luật, việc nhận thức các lợi ích xã hội là

bước khởi điểm của hoạt động xây dựng pháp luật, điều chỉnh cho phù hợp giữa các lợi ích là vấn đề quan trọng trong xây dựng pháp luật. Pháp luật về quyền tác giả phải có sự lựa chọn để điều chỉnh cho phù hợp, cân bằng lợi ích giữa quyền

độc quyền của các chủ thể với lợi ích của công chúng trong xã hội, quyền của

công chúng được tiếp cận với tri thức, thông tin và lợi ích chung của xã hội trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả nhằm khuyến khích sự

sáng tạo tri thức, thúc đẩy tiến bộ khoa học, kỹ thuật, phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội. Sự phát triển của xã hội đòi hỏi các sản phẩm trí tuệ phải phong phú và đa

dạng. Trong đó, những người sáng tạo được độc quyền đối với sản phẩm trí tuệ là một cơ chế pháp lý quan trọng nhằm khích lệ sản phẩm trí tuệ. Tuy nhiên việc

trao độc quyền tuyệt đối sẽ hạn chế tự do lưu thông tri thức và thông tin. Vì vậy, cần có sự cân bằng lợi ích giữa độc quyền và quyền cùng được hưởng thụ tri thức nhằm tăng phúc lợi xã hội một cách tối đa. Nguyên tắc cân bằng lợi ích là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quyền tác giả. Trong phần mở đầu của Hiệp ước WIPO về quyền tác giả đã nêu mục tiêu chính của Hiệp ước là bảo đảm cân bằng giữa quyền lợi của tác giả với quyền và lợi ích của công chúng, đặc biệt là quyền được giáo dục, nghiên cứu và được biết thông tin.

Quyền tác giảđược pháp luật quy định theo yêu cầu cân bằng lợi ích không chỉđòi hỏi “đầy đủ và hữu hiệu” mà còn phải “thích đáng và hợp lý”. Căn cứ vào nguyên lý pháp lý học, “quyền lợi là sự pháp luật hóa lợi ích, là sự tự do trong phạm vi nhất định do luật định”. Điều này chứng tỏ bất cứ quyền lợi nào cũng đều có giới hạn. Giới hạn này là giới hạn hoặc điểm cân bằng giữa lợi ích của người này với lợi ích của người khác. Xét từ góc độ phối hợp quyền lợi của quyền tác giả, thì việc bảo hộ một cách thích đáng và hợp lý vừa bảo đảm được nhu cầu kích

thích sự sáng tạo trí tuệ vừa khiến cho việc thực hiện quyền tác giả không trở

thành trở ngại đối với công chúng trong việc tiếp cận tri thức.

Trên cơ sở điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của quốc gia, bên cạnh việc bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả, chủ sở hữu quyền, đểđảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu quyền, người khai thác sử dụng và công chúng

hưởng thụ, nhà nước thông qua pháp luật quy định các giới hạn quyền và các ngoại lệ nhất định để công chúng có thể tiếp cận được các tác phẩm một cách tự

do, tuy nhiên phải tuân theo những điều kiện nhất định.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước bằng luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 33 - 35)