Trong thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước bằng luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 70 - 76)

2020

2.3.2.Trong thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà

của Nhà nước, t chức, cá nhân trong lĩnh vực bo h quyn tác gi

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực ngăn chặn từphía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng hầu hết các khách thể quyền đều bị xâm hại, từ các loại hình tác phẩm đến các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. Tình

trạng này được biểu hiện ở các hình thức sử dụng, khai thác khác nhau, từ hoạt

động xuất bản, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh đến phát thanh truyền hình...Hoạt

động sáng tạo chân chính đang bị cản trởvà có nguy cơ bị thui chột vì tệ nạn sao chép. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời và phòng ngừa thích hợp thì tình trạng vi phạm bản quyền sẽ dẫn đến thủ tiêu động lực sáng tạo, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của nước ta.

Trong lĩnh vực chương trình máy tính: chương trình máy tính tiếp tục bị

sao chép và phân phối bất hợp pháp bởi các cơ sở kinh doanh máy tính, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư, cho ngành công nghệ thông tin còn non trẻ của Việt Nam. Theo Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, bản quyền phần mềm máy tính hiện vẫn là một trong những lĩnh vực bị xâm phạm về sở hữu trí tuệ nhiều nhất tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, dù Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến trong công việc giảm tỷ lệ

vi phạm bản quyền phần mềm, nhưng tỷ lệ vi phạm theo công bố của BSA vẫn là

78% (tính đến năm 2016) [63]. Nhiều phần mềm của tác giảnước ngoài và tác giả

Việt Nam bị các tổ chức, cá nhân sao chép, sử dụng không được phép của tác giả như phần mềm. Trong đó, những phần mềm bị vi phạm bản quyền nhiều nhất

trong môi trường doanh nghiệp bao gồm Symantec Norton Anti-Virus, Adobe Acrobat, Symantec PC Anywhere, Adobe PhotoShop... Bên cạnh đó, những phần mềm bị vi phạm bản quyền trên Internet thường là McAfee VirusScan, Symantec

Norton Anti-Virus, Adobe Acrobat, Intuit Quicken Home and Business, Symantec Norton pcAnywhere, Symantec Norton Ghost và Adobe Creative Suit.

Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ

còn hạn chế, chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Chúng ta vẫn còn mang nặng tư tưởng dùng miễn phí mà không phải trả tiền. Đại đa số người dân và thậm chí là những doanh nghiệp vẫn vô tư sử dụng những phần mềm được cài, tải miễn phí mà không hềnghĩ đến việc phải trả phí hay xin phép chủ sở hữu. Thứ hai, hàng rào pháp lý ở nước ta vẫn chưa phát huy được tối đa quyền lực của mình. Mặc dù chúng ta đã ban hành một hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ và ký kết các điều ước quốc tế trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhưng hệ thống các cơ quan thi hành pháp luật và xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở

hữu trí tuệ nói chung và bản quyền phần mềm máy tính nói riêng vẫn chưa thực sự phát huy tối đa vai trò của mình trong việc ngăn chặn và xử lý các vi phạm.

Trong lĩnh vực xuất bản: Tình trạng in lậu sách diễn ra thường xuyên, số

lượng các vụ in lậu, vi phạm quyền tác giả lẫn nhau vẫn không giảm, tính chất các vụ vi phạm ngày càng phức tạp. Nhiều nhà xuất bản đang bị thiệt hại lớn bởi nạn in lậu sách chưa được ngăn chặn. Tình trạng đáng quan tâm và lo ngại khi Việt

Nam đã là thành viên Công ước Berne 5 năm, nhưng nhiều tác phẩm được cấp phép bản quyền để dịch xuất bản bằng tiếng Việt đã bị các công ty tư nhân làm

sách chiếm đoạt, gây thiệt hại cho các nhà xuất bản đã đầu tư tài chính, chấp hành nghiêm chỉnh điều ước quốc tế đa phương.

Những tác phẩm mà Công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt –First New đã mua

bản quyền của Mỹ và liên kết với nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh

ấn hành cũng bị in lậu. Công ty sách First New đã thống kê và công bố danh sách 33 fanpage chuyên bán sách giả, sách in lậu ở Việt Nam. Thủ đoạn của những

fanpage này là trưng bày, quảng cáo sách thật nhưng khi bán, giao hàng lại là sách kém chất lượng, sai sót, với các đầu sách của First News, Alpha Books, Đông A, Văn học… Sách in lậu có giá bán chỉ bằng 50%, thậm chí là 30% giá bán của sách

được xuất bản hợp pháp đã và đang ảnh hưởng nghiệm trọng đến doanh thu và sự

tồn tại của các nhà xuất bản.

Ngược lại, chính các nhà xuất bản cũng vi phạm quyền của tác giả như

không xin phép tác giả khi xuất bản. Ví dụtrường hợp: Năm 2018, nhiếp ảnh gia

Lê Xuân Bách đã phát hiện cuốn sách “Công dung ngôn hạnh phụ nữ Việt Nam

xưa và nay” do tác giả PGS.TS. Lê Thị Bừng chủ biên, Nhà xuất bản Thanh Niên phát hành, sử dụng một bức ảnh do chính anh sở hữu để làm trang bìa mà không có sự cho phép. Năm 2020, tác giả Hồ Huy Sơn đã từng lên tiếng vè việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sử dụng hai bài viết của anh là Con đường rơm và Hãy can đảm lên trong hai cuốn sách Luyện tập tiếng Việt 3 và 35 đề ôn luyện tiếng Việt 3 mà chưa xin phép [60A].

Thậm chí tình trạng in lậu sách đã trở thành vấn nạn khi in lậu, in giả, in nối bản trái phép diễn biến ngày càng phức tạp với quy mô lớn. Nhất là thực trạng in lậu sách giáo khoa nói riêng và sách giáo dục nói chung, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình học tập của học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam cho biết: trong tháng 5-2019, cơ quan

chức năng phát hiện sốlượng lớn sách của NXBGD Việt Nam bị in lậu được tập kết tại một kho thuộc huyện Hoài Ðức (Hà Nội) với sốlượng 47 nghìn sách và 87

nghìn đĩa CD gồm SGK, sách tham khảo, sách Tiếng Anh cùng nhiều sản phẩm khác. Khoảng đầu tháng 6, đoàn kiểm tra liên ngành phòng, chống in lậu tỉnh Bình Ðịnh đã phát hiện và thu giữ sốlượng xuất bản phẩm lậu hơn 72 nghìn bản, phần lớn là sách giáo dục của NXBGD Việt Nam [56A]. Những cuốn sách giáo dục bị

làm giả, đưa đi tiêu thụ phần lớn là sách Tiếng Anh, sách bổ trợ, sách khai thác bản quyền từnước ngoài, bản đồ giáo dục, át-lát (Atlas) địa lý, đĩa CD nghe nhìn

giáo dục. Ngoài ra, các phiên bản sách giáo dục điện tử cũng bị phát tán tràn lan

dưới nhiều định dạng, nguồn gốc khác nhau. Những cuốn sách này còn được bày bán công khai tại nhiều cửa hàng, nhà sách lớn nhỏ, lọt vào trong các cơ sở giáo dục, nhà trường trên toàn quốc. Vấn nạn này không chỉ ảnh hưởng tới quyền và lợi ích kinh tế của các tác giả, nhà xuất bản, mà đối tượng bịảnh hưởng lớn nhất

bởi những cuốn sách giáo khoa giả là bộ phận công chúng – là các em học sinh, do sách in lậu biên soạn cẩu thả, sai sót, chất lượng kém.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng in lậu tràn lan, gia tăng là do chế tài, khung hình phạt chưa đủ mạnh. Mức xử phạt hành vi in, phát hành sách lậu, sách giả, cần phải nâng cao cả mức phạt hành chính và khung hình phạt hình sự để có thể giải quyết căn cơ, tận gốc vấn nạn in lậu xuất bản phẩm hiện nay.

Trong lĩnh vực mỹ thuật, tạo hình, nhiếp ảnh: tình trạng tranh giả, tranh chép trên thịtrường khá phổ biến, tranh ký tên các họa sĩ nổi tiếng trên thịtrường nhiều gấp hàng chục lần sốtranh đích thực do các họa sĩ nổi tiếng này vẽ. Nhiều

báo chí đưa tin về việc các bức tranh, logo của một số tác giảđoạt giải bị sao chép,

như tháng 3 vừa qua, họa sĩ Bùi Thanh Tâm phát hiện một tác phẩm thuộc bộ

tranh Crazy People của anh bị sao chép trắng trợn, treo trên tường trang trí tại một quán cà phê ở Quảng Ninh mà không hề xin phép. Hay trường hợp gia đình cố

họa sĩ Nam Sơn phải lên tiếng đòi lại công bằng khi phát hiện bức tranh Chân

dung nhà sư (Bonze) của ông bị làm giả từ nét vẽđến chữ ký. Bức tranh giảđược

rao bán trên trang Facebook Đồ Gỗ Gia Bảo với giá 5 triệu đồng, sau đó thấy có nhiều người hỏi, bèn lên giá 8 triệu đồng.

Chia sẻ về việc họa sĩ bị sao chép tranh một cách công khai, thậm chí còn

được trưng bày trong triển lãm, họa sĩ Trần Thanh Cảnh kể câu chuyện về bức tranh Chân dung cô Kim Anh của họa sĩ Thành Chương từng bị mạo danh trong triển lãm Bộsưu tập tranh Mỹ thuật Đông Dương tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM,

dưới cái tên Tạ Tỵ.

Các tác phẩm mỹ thuật, tạo hình, nhiếp ảnh chưa được tác giả chú trọng nhiều đến việc đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Tác giả chỉ chú trọng tới việc giới thiệu tác phẩm của mình ra cống chúng, khi đưa tác phẩm lên mạng xã hội, hoặc khi tác phẩm được đăng trên báo, mang đi triển lãm thì tác giả lấy những dấu mốc đó để khẳng định tác phẩm là của mình mà không biết rằng những điều này chỉ mang tính tham chiếu. Họ không quan tâm tới việc tự bảo vệ quyền tác giả của chính mình, một số tác giả chưa nổi tiếng muốn lấy tiếng vang, thậm chí

còn cho rằng việc tác phẩm của mình được sao chép trái phép nhiều còn giúp công chúng biết đến mình nhiều hơn, có lợi hơn.

Trong môi trường kỹ thuật số: tình trạng sử dụng bất hợp pháp trong môi

trường kỹ thuật số có nhiều diễn biến phức tạp. Các hành vi xâm hại, gian lận diễn ra tinh vi, khó kiểm soát đã đưa môi trường số vào loại hình khó khăn nhất trong việc bảo hộ tại các quốc gia, kể cả các quốc gia phát triển.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt internet, việc trao đổi thông tin ngày càng trở lên nhanh chóng và dễdàng hơn. Vai trò của internet trong thế giới công nghệ thông tin ngày càng được nâng cao, các loại hình tác phẩm truyền thông như văn học, nghệ thuật, mỹ thuật, âm nhạc, nghe nhìn…ngay nay đều xuất hiện ngập tràn trên các trang mạng. Môi trường internet với tính năng ưu

việt trong việc truyền đạt, lưu trữ toàn bộ các loại hình tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tạo cơ hội cho công chúng có thể

tiếp cận được tác phẩm ở bất kỳđịa điểm, thời gian nào do họ lựa chọn. Tính ưu

việt, hữu ích đó đã bị không ít cá nhân, tổ chức lợi dụng để khai thác, sử dụng bất hợp pháp các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát

sóng. Không ít bảo điện tử, các website, truyền hình kỹ thuật số…sao chép, phát

sóng bất hợp pháp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình

phát sóng trên mạng, thu lợi bất chính.

Theo số liệu do Thanh tra BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp cho thấy, có một sốtrường hợp một công ty ký hợp đồng mua quyền sử dụng với 150 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bài hát để đưa lên website của mình, nhưng thực tế họ đã đưa lên tới 24.390 bài hát, một công ty khác ký hợp đồng sử dụng 3.000 bài hát nhưng lại đưa lên tới 63.374 bài.

Bên cạnh đó, cũng dễ dàng thấy hàng trăm website, ứng dụng di động, các tài khoản cá nhân trên Facebook, Youtube ngang nhiên vi phạm bản quyền các

chương trình phát sóng của VTV để thu lợi bất chính. Gần đây là World Cup 2018,

khi VTV phải rất khó khăn mới mua được bản quyền thì chỉ ngay sau khi phát

Riêng trong lĩnh vực điện ảnh, âm nhạc, theo con số được một số tổ chức

đưa ra ở Việt Nam hiện có khoảng hơn 400 website tiếng Việt đang công khai

chiếu hàng chục ngàn bộphim trên Internet, hơn 200 website nhạc tên miền “.vn”,

nhiều website cung cấp các ấn phẩm của nhà xuất bản mà không được phép, chưa tính đến số website sử dụng tên miền quốc tế.

Ngày 14/9/2017, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tửđã đăng

công khai trên trang web của Cục danh sách 83 trang web có dấu hiệu vi phạm bản quyền nội dung chương trình truyền hình, trong đó có: bilutv.com,

hayhaytv.com, hdviet.com, phimmoi.net, hdonline.vn, phimbathu.com.

Việt Nam chưa tham gia một số điều ước quốc tế đa phương quan trọng

trong lĩnh vực quyền tác giả, trực tiếp điều chỉnh các vấn đề bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số. Đó là: (i) Hiệp ước WIPO về bản quyền (WCT, có hiệu lực từngày 6 tháng 3 năm 2002, hiện có 91 quốc gia thành

viên), được ký để làm rõ một số điều khoản của Công ước Berne về bảo vệ tác phẩm văn học và nghệ thuật trong môi trường kỹ thuật số , ví dụ, làm rõ quyền sao chép, quyền truyền đạt công việc trong môi trường kỹ thuật số. Đồng thời,

Công ước này cũng bổ sung một số quyền, quyền và nghĩa vụ của tác giả của các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ bản quyền trong môi trường kỹ thuật số; (ii) Hiệp ước WIPO về quyền của người biểu diễn (WPPT, có hiệu lực từ ngày 20

tháng 5 năm 2002, hiện có 92 quốc gia thành viên) được ký kết để làm rõ và bổ

sung một số điều khoản. Công ước Rome năm 1961 để bảo vệ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi video và tổ chức phát sóng trong môi trường kỹ thuật số.

Trong thời gian tới, việc hoàn thiện các quy định pháp luật, thống nhất quản lý về quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm trong môi trường kỹ thuật số là vô cùng cần thiết nhằm đáp ứng kịp thời sự phát triển không ngừng của công nghệ kỹ thuật số, kiểm soát, để bảo vệ hiệu quảhơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước bằng luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 70 - 76)