Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước bằng luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 87 - 96)

2020

3.2.1. Giải pháp chung

Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng để bảo hộ quyền tác giả ở bất kỳ

quốc gia nào đều cần đến sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật. Vì vậy, việc hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả là nhu cầu tất yếu, khách quan của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia trên thế giới

cũng như đối với nước ta hiện nay. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đểtăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả, cần thực hiện các nhóm giải pháp sau:

a) Hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả

Chất lượng, hiệu quả quản lý xã hội của Nhà nước pháp luật xã hội chủ nghĩa phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Vì vậy, yêu cầu về một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ trong lĩnh vực quyền tác giả là hết sức cần thiết.

Pháp luật về quyền tác giả phải thể hiện sự hài hòa lợi ích giữa các chủ thể

sáng tạo với các chủ thể sử dụng và công chúng hưởng thụ, có như vậy nó mới có khả năng đi vào đời sống để phát huy hiệu quả trong thực tế. Pháp luật về quyền tác giả không những bảo đảm đáp ứng được các mục tiêu và đòi hỏi khắt khe của quá trình hội nhập, khắc phục được các bất cập hiện đang tồn tại, làm cho hệ thống quy phạm pháp luật về quyền tác giả của nước ta tiến gần hơn với hệ thống của nhiều nước trên thế giới, mà còn là một công cụ quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát triển thị trường công nghệ, từ đó nâng cao hiệu lực của pháp luật, hiệu quả quản lý, thực thi, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

Luật Sở hữu trí tuệđược ban hành năm 2005 và được sửa đổi, bổsung năm

2009, 2019 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử xây dựng, phát triển và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Đạo luật này đã thay đổi toàn bộ cấu trúc của hệ thống các văn bản pháp luật trước đây về sở hữu trí tuệ, chuyển từ hệ

thống các văn bản pháp luật đơn hành thành một đạo luật chuyên ngành thống nhất, đồng bộ, làm nền tảng pháp lý cơ bản đểđiều chỉnh các vấn đề có liên quan việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Do đây là một đạo luật được ra đời trong bối cảnh kế thừa và khắc phục các hạn chế của các luật đơn lẻ trước đó, đồng thời tiếp thu những tiến bộcũng như đáp ứng các yêu cầu khi Việt Nam trở

thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho nên vềcơ bản, nội dung của Luật sở hữu trí tuệ đã bảo đảm tiêu chuẩn về tính đầy đủ và hiệu quả.

Trong đó có phần quyền tác giả, quyền liên quan, đây là những quy định có tính chất cơ bản điều chỉnh các quan hệ về quyền tác giả, quyền liên quan; góp phần quan trọng khuyến khích công dân tự do sáng tạo ra các giá trịvăn học, nghệ thuật và khoa học; thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ở Việt

Nam đạt được những tiến bộ mới; tạo tiền đề pháp lý cho việc đàm phán ký kết

và thi hành các Điều ước quốc tếđa phương và song phương vềlĩnh vực này. Tuy nhiên, cần làm rõ một số thuật ngữ, khái niệm sau đây:

Về thuật ngữ“đồng tác giả”

Luật sở hữu trí tuệkhông định nghĩa thuật ngữ“đồng tác giả” mà mặc nhiên quan niệm trong trường hợp có từ hai tác giả trở lên cùng sáng tạo lên một tác phẩm thì họ là các đồng tác giả của tác phẩm đó. Quan niệm này chỉđiều chỉnh

được mối quan hệ về quyền tài sản đối với tác phẩm giữa các đồng tác giảđối với

các trường hợp sau: tác phẩm được coi là đồng sở hữu chung duy nhất; hoặc tác phẩm được coi là đồng sở hữu chung theo phần, trường hợp này được điều chỉnh bởi Điều 38 của Luật: các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các

đồng tác giả khác thì có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với phần riêng biệt đó.

Quan niệm quá đơn giản như trên là không phổ quát, bởi lẽ nó không thể điều chỉnh được quyền nhân thân đối với tác phẩm mà các ví dụsau đây là minh

chứng:

Một bài thơ được công bố, sau đó một nhạc sĩ phổ nhạc cho bài thơ thành

bài hát, giảđịnh rằng tác giảbài thơ chỉ biết đến bài hát khi nó được công bố. Nếu coi bài hát (bao gồm phần nhạc và phần lời) là một tác phẩm đồng tác giả thì pháp luật không thểđiều chỉnh được khi xảy ra tranh chấp về quyền nhân thân giữa các

đồng tác giả, bởi lẽ ngoài việc mỗi đồng tác giả có các quyền nhân thân đối với phần riêng biệt của mình thì họ còn có quyền nhân thân chung đối với toàn bộ tác phẩm đồng tác giả;

Tác giả của một bản nhạc không lời đã chết, một người viết thêm lời vào bản nhạc thành bài hát có lời, nếu quan niệm như trên thì phải coi bài hát là một tác phẩm đồng tác giả vì đã có hai tác giả cùng sáng tạo nên một tác phẩm, như trường hợp nhạc sĩ Dương Thụvà ca sĩ MỹLinh đối với Album “Chat với Mozar”.

Để hoàn thiện vấn đề này, nên tham khảo quy định về tác phẩm đồng tác giả trong Luật quyền tác giả của Hoa Kỳ: “Tác phẩm đồng tác giả là tác phẩm

được sáng tạo bởi hai hoặc nhiều tác giả với chủ ý là sựđóng góp của họđược kết hợp thành các phần không thể tách rời và phụ thuộc lẫn nhau trong một tổng thể

hoàn chỉnh”, trong đó nhất thiết các đồng tác giả phải chủ ý cùng sáng tạo nên một tác phẩm chung.

Về thuật ngữ“chủ sở hữu quyền tác giả”

Thuật ngữ“chủ sở hữu quyền tác giả” xuất hiện tại Điều 13 và một sốđiều khác của Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổsung 2019. Điều 36 định nghĩa: “Chủ sở

hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20”.

Định nghĩa trên đây là chưa chính xác, bởi lẽ nội dung của quyền tác giả được quy định tại điều 18 bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, như vậy về

mặt hình thức chủ sở hữu quyền tác giả phải nắm toàn bộ nội dung quyền tác giả

cho thấy chủ sở hữu quyền tác giả chỉ nắm quyền tài sản chứ không hề nắm quyền nhân thân.

Mặt khác, người nắm giữ toàn bộ quyền tài sản đối với tác phẩm thì có quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm như được

quy định tại khoản 3 điều 19 của Luật.

Theo quan điểm cá nhân nên hoàn thiện vấn đềnày theo hướng sau:

Sửa đổi thuật ngữ“chủ sở hữu quyền tác giả” thành thuật ngữ“chủ sở hữu tác phẩm”; quy định thêm chủ sở hữu tác phẩm có quyền công bố tác phẩm hoặc

cho phép người khác công bố tác phẩm.

Tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi pháp luật Việt Nam cần được sửa đổi, bổsung theo hướng:

- Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với một số lĩnh vực quan trọng và phức tạo như quyền tác giảđối với chương trình máy tính, quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.

- Hội nhập quốc tế làm cho quan hệ các quốc gia xích lại gần nhau hơn về

mọi lĩnh vực, trong đó có cả pháp luật. Trong tiến trình hội nhập đòi hỏi mỗi quốc gia phải hài hòa các vấn đề của quốc gia mình cho tương thích với những chuẩn mực chung đã được hầu hết các quốc gia khác thừa nhận. Chúng ta cần nội địa hóa một sốquy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết vào hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền tác giả. Luật sở hữu trí tuệ về cơ bản

đã quy định các quyền nhân thân và tài sản được bảo hộ của tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng phù hợp với các Điều

ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan. Tuy nhiên, cần thiết phải nghiên cứu các quy định bổ sung một số quyền mang tính đặc thù đối với một số loại hình tác phẩm, phù hợp với thông lệ quốc tếnhư:

Về quyền bán lại đối với bản gốc tác phẩm mỹ thuật và những bản thảo gốc

của nhà văn, nhà soạn nhạc (quy định tại điều 14ter Công ước Berne). Theo quy

định của công ước Berne, với những bản gốc các tác phẩm mỹ thuật và những bản thảo gốc của nhà văn, nhà soạn nhạc mà tác giảđã chuyển nhượng thì tác giả hoặc

chủ sở hữu quyền tác giả có quyền được hưởng một phần khoản tiền chênh lệch

liên quan đến việc bán tác phẩm đó so với khi tác giảđã chuyển nhượng lần đầu.

Công ước Berne quy định rằng quyền bán lại chỉđược bảo hộ nếu như pháp

luật của quốc gia thành viên mà tác giả là công dân thừa nhận sự bảo hộ đó và

trong khuôn khổquy định của pháp luật quốc gia thành viên nới sự bảo hộđược yêu cầu. Cũng theo Công ước Berne thì thể thức thu và mức lợi ích mà tác giả được hưởng sẽ do pháp luật của mỗi quốc gia thành viên quy định.

Hiện nay, pháp luật về quyền tác giả Việt Nam, cụ thể là Luật sở hữu trí tuệ

Việt Nam chưacó quy định về việc tác giả được hưởng quyền này, do đó các tác

giả Việt Nam cũng không được hưởng quyền này tại các quốc gia thành viên khác.

Về quyền đối với chương trình máy tính:

Điều 22 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2019 quy định chương trình máy tính, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy được bảo hộnhư tác

phẩm văn học là phù hợp với điều 10 của Hiệp định Trips và thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, do đây là loại hình tác phẩm được bảo hộtheo cơ chếđặc thù, nên luật pháp quốc gia cần bổ sung một sốquy định riêng cho phù hợp.

Đối với người sử dụng hợp pháp chương trình máy tính, căn cứ theo nhu cầu sử dụng, có quyền sao thêm bản dự phòng để đề phòng bản sao bị hư hỏng. Tuy nhiên, bản dựphòng này không được giao cho người khác sử dụng bằng bất cứ phương thức nào, đồng thời khi người sử dụng mất quyền sở hữu bản sao hợp

pháp đó thì phải có trách nhiệm tuy hủy bản sao dự phòng; đồng thời, người sử

dụng hợp pháp chương trình máy tính cũng có quyền tiến hành những thay đổi cần thiết để ứng dụng chương trình máy tính vào hoàn cảnh thực tế hoặc cải tiến công dụng, tính năng chương trình máy tính nhưng không được giao chương trình máy tính sau khi đã thay đổi cho bên thứ ba nếu chưa được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép, trừtrường hợp hợp đồng có quy định khác.

Quy định về sản xuất đĩa quang:

Sao chép bất hợp pháp là một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay. Việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối trong nước các đĩa quang để sao chép

bất hợp pháp các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả là lý do khiến nền kinh tế

APEC phải chịu các khoản lỗ lớn. Để đối phó với các hoạt động sản xuất đĩa

quang lậu, thì biện pháp giám sát các hoạt động sản xuất đĩa quang theo luật định sẽđơn giản và hiệu quảhơn các biện pháp dân sự và hình sự áp dụng đối với hành vi xâm phạm bản quyền. Trước yêu cầu đó, các nước thành viên APEC, trong đó

có Việt Nam đã cam kết sẽ ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động sản xuất đĩa quang. Năm 2008, Cục bản quyền tác giả - BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng và đưa ra lấy ý kiến về dự thảo nghịđịnh về sản xuất, xuất nhập khẩu và lưu hành đĩa quang; tuy nhiên đến nay Việt Nam vẫn chưa ban hành văn bản chính thức nào điều chỉnh hoạt động sản xuất đĩa quang. Trong thời gian tới, cần hoàn thiện và nhanh chóng ban hành các quy định để thống nhất điều chỉnh, quản lý hoạt động này.

Quy định về trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ internet:

Với những thành tựu sáng tạo của công nghệ thông tin, trong môi trường kỹ thuật số, con người có thể dễ dàng tiếp cận, khai thác, sự dụng các nguồn thông

tin, đồng nghĩa với việc vi phạm quyền tác giả cũng có thể xảy ra một cách dễ

dàng và phổ biến. Ví dụnhư, khó có thểđánh giá được việc sử dụng một cách hợp

pháp hay không đối với các tác phẩm âm nhạc khi chứng xuất hiện trên những chiếc điện thoại di động, máy nghe nhạc hoặc trên các website cho phép nghe và tải nhạc. Thực tế cho thấy chỉ có một số ít các nhà cung ứng dịch vụ các thiết bị

số chủ động và tự nguyện thiết lập các thỏa thuận về bản quyền với tác giả khi phổ biến tác phẩm của họ. Thực tiễn này đã đặt ra vấn đề trách nhiệm giới hạn pháp lý của các nhà cung cấp dịch vụ mạng.

Hiện nay vấn đề trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ tao ra mạng xã hội đang trở nên nổi cộm. Theo quan điểm cá nhân, dù các nhà cung cấp dịch vụ

tạo ra sân chơi, các nội dung chia sẻ thông thường thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên thì các chủ trang web (hoặc người quản trị mạng) phải yêu cầu thành viên chứng minh quyền sở hữu đó. Dù là thông tin thành viên chia sẻnhưng

chính các trang web tạo môi trường cho thông tin đó lưu thông, đó là hành vi phân

phối bản ghi âm, ghi hình và chủ web phải liên đới chịu trách nhiệm.

Có thể thấy, trước bối cảnh mới với nhiều chuyển biến mạnh mẽ tác động

đến mọi mặt của kinh tế - xã hội như quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam thông qua việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế

hệ mới, làn sóng của cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng bảo hộ thương mại

gia tăng cũng như mục tiêu hướng tới một Chính phủ kiến tạo, việc sửa đổi Luật Sở hữu trong giai đoạn hiện nay trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nghị quyết số

11-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã xác định một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là “hoàn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy cao; quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ và thực thi hiệu quả”.

Vừa qua, đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật sở

hữu trí tuệ đã chính thức được Quốc hội đồng ý đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 với dự kiến sẽ xem xét thông qua tại kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XV vào tháng 6-2022. Hiện nay, đề cương các điều khoản cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật sở hữu trí tuệ đang bắt

đầu được dự thảo và sẽđăng tải, lấy ý kiến rộng rãi trong thời gian tới.

Nội dung sửa đổi Luật lần này cơ bản sẽ tập trung vào các nhóm chính sách lớn, bao gồm: Bảo đảm quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền; khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến tác phẩm, sáng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước bằng luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 87 - 96)