văn hoá, kinh tế, xã hội
Mục đích của bảo hộ quyền tác giả là nhằm khuyến khích sự sáng tạo, thu hút và bảo hộđầu tư, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thông qua việc
thúc đẩy sáng tạo, công chúng được hưởng thụ các tác phẩm văn học và nghệ thuật hay, có giá trị. Khi quyền tác giảđược tôn trọng, người sáng tạo được nhận lợi ích
tương xứng khi tác phẩm của họđược sử dụng sẽlà động lực kinh tế khiến tác giả
sáng tạo ra nhiều tác phẩm hơn, có chất lượng cao hơn. Qua thời gian, chất lượng và sốlượng tác phẩm sẽ tựnhiên tăng lên và thu nhập của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, lực lượng khai thác sử dụng tác phẩm sẽ cao hơn. Các nguồn thu từ
việc khai thác tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả sẽ góp phần tăng nguồn thu cho
Nhà nước, đóng góp vào sự phát triển quốc gia. Lợi ích kinh tế tiềm năng sẽ tạo ra sự khuyến khích mạnh mẽ đểđổi mới [27, tr.9]. Do đó, quyền tác giảđóng vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Quyền tác giả và sự phát triển kinh tế ngày càng trở nên gắn bó chặt chẽ, bởi vì sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giảnói riêng đang là vấn đề nổi bật trong các cuộc tranh luận, đàm phán kinh tế quốc tế, nó đã trở thành một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế.
Những năm gần đây, vai trò kinh tế của quyền tác giả đã thu hút nhiều sự
quan tâm của các quốc gia. “Công nghiệp bản quyền” được hình thành từ thực tiễn phát triển của khoa học, công nghệ, góp phần tạo ra sựtăng trưởng lớn trong
thương mại quốc tế, đồng thời do quy mô sản xuất và chất lượng tác phẩm ngày
càng nâng cao, làm cho người ta càng chú ý đến giá trị của việc sản xuất và truyền
bá văn hóa, tin tức, vui chơi, giải trí. Sức mạnh của các sản phẩm và dịch vụ mà ngành công nghiệp bản quyền tạo ra là không thể phủ nhận.
Qua thống kê ở một số nước cho thấy, ở Hòa Kỳ, năm 2004 ngành công
nghiệp quyền tác giảđóng góp một khoản ước tính 1.300 tỉ USD, chiếm 11,09%
GDP. Năm 2005, ngành công nghiệp quyền tác giảđóng góp một khoản ước tính 1.388 tỉ cho nền kinh tế, chiếm 11,12% GPD. Hàng năm ngành công nghiệp bản quyền giải quyết việc làm cho 11 triệu lao động, chiếm 8,5% lực lượng lao động của các nước[28].
Qua số liệu khảo sát của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2005, tại một số quốc gia, cho thấy công nghiệp bản quyền có đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm. Ở Hà Lan, ngành công nghiệp bản quyền đóng góp 30,5 tỷ Euro chiếm 5,9% GDP, giải quyết việc làm
cho 567.214 người chiếm 8,8% nhân công lao động. Ở Canada ngành công nghiệp bản quyền chiếm 4,5% GDP, nhân công lao động chiếm 5,6% của cả nước. Ở
Phliippines ngành công nghiệp bản quyền chiếm 4,9% GDP, nhân công lao động chiếm 11,1% của cảnước. Ở Hàn Quốc ngành công nghiệp bản quyền chiếm 8,7% GDP, nhân công lao động chiếm 4,3% của cảnước[28].
Việc bảo hộ quyền tác giả hiệu quả sẽ tạo ra một cơ chếtác động qua lại về
lợi ích giữa những người sáng tạo và lợi ích chung của xã hội thông qua việc công bố, phổ biến tác phẩm phục vụ công chúng, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Sự thừa nhận quyền tác giả đối với các sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học có tác dụng khuyến khích việc sáng tạo, thông qua sự sáng tạo cũng kích thích sự
phát triển kinh tế.