Trong việc xây dựng, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luậtvề quyền

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước bằng luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 68 - 70)

2020

2.3.1. Trong việc xây dựng, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luậtvề quyền

hữu quan như cơ quan công an, quản lý thị trường mở các đợt kiểm tra đột xuất tại các điểm dịch vụvăn hóa công cộng như kinh doanh karaoke, cơ sởbán băng, đĩa, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Riêng địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phát hiện 301 vụ vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan, nhiều băng đĩa được phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính, nộp thu ngân sách nhà nước hơn 16 tỷ đồng, tịch thu nhiều tang vật đĩa, nhãn đĩa, sách, ổ đĩa, tranh, block lịch, bảng kẽm…[63]

Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tính từ tháng 1/2015 – 6/2020, Cục Bản quyền tác giả BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận, thụ lý và giải quyết 105 vụ việc khiếu nại, tố cáo vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan,

trong đó có những vụ việc phức tạp, thời gian giải quyết kéo dài. Tiếp nhận và trả

lời nghiệp vụ47 trường hợp xin ý kiến chuyên môn nghiệp vụ [13].

Nhìn chung công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra, kiểm tra và xử

lý vi phạm pháp luật về quyền tác giảnói riêng, công tác đấu tranh chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, so với những năm trước đây đã có những chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động, góp phần tích cực bảo vệ quyền và lợi ích

chính đáng của người tiêu dùng, và các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao hiệu lực của pháp luật, hiệu quả quản lý, thực thi, góp phần phát triển kinh tế -

văn hóa - xã hội.

2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại BộVăn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2015-2020

2.3.1. Trong vic xây dựng, hướng dn thc hin các văn bản pháp lut v quyn tác gi v quyn tác gi

Hầu hết các quan hệ xã hội về quyền tác giảđã được điều chỉnh bởi các văn

bản quy phạm pháp luật, cơ bản phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo tiền đề

cho hoạt động hội nhập. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục trong hoạt động lập pháp, đó là có một sốquy định chưa rõ ràng, chưa phù hợp với các

Điều ước quốc tế, việc hướng dẫn thi hành chưa đồng bộ, đã gây khó khăn cho

việc quản lý, điều hành và thực thi cần được điều chỉnh, bổ sung phù hợp.

Thực tiễn mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế cho thấy bên cạnh những

thành công thì chúng ta cũng gặp không ít những khó khăn vướng mắc do hệ thống pháp luật chưa đầy đủ như: thiếu quy định về sản xuất và nhập khẩu đĩa quang,

trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ internet, chưa quy định về quyền bán lại bản gốc tác phẩm mỹ thuật, bản thảo viết tay, chưa quy định cụ thể bảo hộchương

trình máy tính với những đặc thù của nó...Ngoài ra, các quy định hiện hành trong Luật Sở hữu trí tuệ về tổ chức quản lý quản lý tập thể mới chỉ mang tính nguyên tắc, chưa đủ khuôn khổ pháp lý cho các tổ chức quản lý tập thể hoạt động. Bên cạnh đó, giới hạn quyền tác giảcũng là một vấn đề cần phải xem xét. Đểđảm bảo cân bằng lợi ích giữa các chủ thể quyền và người khai thác sử sụng và công chúng

hường thụ, Điều 25,26,32,33 Luật Sở hữu trí tuệ đã có quy định về ngoại lệ và giới hạn quyền, tuy nhiên có trường hợp lại quy định quá rộng, chẳng hạn như quy định tại điều 26 Luật sở hữu trí tuệ về việc giới hạn quyền đối với việc sử

dụng tác phẩm đã công bốđể phát sóng không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Nếu không quy định rõ phạm vi của việc “sử dụng” và phạm vi của “phát sóng” thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn với các công ước quốc tế mà Việt

Nam đã ký kết hoặc tham gia. Giới hạn quyền tác giả trong hoạt động thư viện,

cơ quan lưu trữ, trong các trường học, viện nghiên cứu là những quy định còn mang tính nguyên tắc, chưa quy định cụ thể, dẫn đến khó khăn trong thực hiện pháp luật. Phụ lục Công ước Berne có các quy định về hạn chế quyền dịch và quyền sao chép dành cho các nước đang phát triển. Cho đến nay đã 5 năm trôi qua

kể từ khi Việt Nam đã trở thành thành viên của công ước Berne, nhưng vẫn chưa có văn bản nội luật hóa các quy định này.

Hệ thống pháp lý của nước ta về sở hữu trí tuệđã tương đối hoàn thiện, quy

định gần như toàn bộ các hoạt động liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

theo tiêu chuẩn quốc tế. Luật sở hữu trí tuệ hiện hành được các chuyên gia nước

nam, tuy nhiên nhiều điều luật còn mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, các quy

định vềcơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệcòn tương đối sơ khai nên sẽkhó khăn

trong việc thực hiện, cần được hoàn thiện thêm để tăng cường các biện pháp răn đe và nâng cao nhận thức của cá nhân, tổ chức, công chúng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước bằng luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 68 - 70)