Thức của người dân về pháp luật quyền tác giả

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước bằng luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 40 - 42)

Ý thức pháp luật của mỗi cá nhân, tổ chức và cả xã hội nói chung là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật

đạt hiệu quả.

Ý thức pháp luật được hiểu là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan

điểm, tình cảm của con người thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của pháp luật, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong cách xử sự của con người, trong hoạt động của các cơ

Pháp luật quyền tác giả dù có được xây dụng đầy đủ đến đâu, nhưng pháp

luật đó có được nhận thức đầy đủ và tự giác thi hành hay không lại phụ thuộc vào

trình độvăn hoá và ý thức pháp luật của các tác giả, chủ sở hữu quyền, người khai thác, sử dụng tác phẩm, của công chúng nói chung và của các cán bộ, công chức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thực tiễn cho thấy nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về quyền tác giả là

do trình độvăn hóa thấp, thiếu hiểu biết pháp luật của một bộ phận nhân dân. Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận công dân có trình độvăn hóa nhất định, hiểu biết pháp luật nhưng đạo đức, nhân cách thấp kém vẫn cố tình vi phạm pháp luật, có những hành vi xử sựkhông đúng với yêu cầu của pháp luật.

Nhìn chung, trong một xã hội phát triển, trình độ văn hóa của nhân dân

ngày càng được nâng cao sẽ tạo cơ sở thực hiện giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Nhờ có trình độ văn hóa nhất định mới có thể tiếp thu, nhận thức, nâng cao hiểu biết pháp luật, xây dựng tình cảm, lòng tin vào pháp luật và chuyển hóa thành hành vi tích cực thực hiện theo yêu cầu của pháp luật. Mặt khác, trình độ văn hóa, ý thức pháp luật của nhân dân được nâng cao, tạo cơ

sở thuận lợi để nhân dân tham gia các hoạt động giám sát và phản biện xã hội đối với việc quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước và các cán bộ, công chức

Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả của việc quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả [32].

Một xã hội ổn định và có kỷcương phải là một xã hội mà trong đó mọi tầng lớp nhân dân đều ý thức được rằng tự do và lợi ích của mình được đảm bảo bằng sự tôn trọng tự do và lợi ích của người khác, tôn trọng và thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh. Và ởđâu có được sự nhận thức, hành động như vậy thì có thể khẳng

định rằng ởđó ý thức pháp luật đã đạt tới trình độ cao [26].

Khi ý thức của các chủ thể trong quan hệ pháp luật quyền tác giả về quyền

và nghĩa vụ của mình được thể hiện đầy đủ, tự giác, nhận thức trong xã hội về sự

cần thiết của việc bảo hộ quyền tác giảđược nâng cao, sẽhình thành văn hóa pháp

điều chỉnh hành vi của mình một cách tự giác, phù hợp với quy định của pháp luật, không làm những việc mà pháp luật cấm. Văn hóa pháp lý về quyền tác giả ở trình độ cao thể hiện ở chỗngười sáng tạo nào, khi sáng tạo ra một tác phẩm,

đều sẵn lòng đưa tác phẩm đến với công chúng, đem lại những giá trị tinh thần và

nhân văn cao đẹp cho xã hội. Người khai thác, sử dụng tác phẩm, khi được hưởng lợi từ tác phẩm, có nghĩa vụ trả nhuận bút, thù lao, coi đó là sựđền bù mà người sáng tạo xứng đáng được hưởng để tiếp tục sáng tạo ra những tác phẩm mởi. Nhà

nước xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về quyền tác giả, hướng dẫn công dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định, giải quyết các tranh chấp phát sinh, xử lý nghiêm minh và kịp thời các hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Việc xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật về quyền tác giả trong nhân dân là quá trình nâng cao sự hiểu biết pháp luật về quyền tác giả của mỗi người dân, khuyến khích thói quen sống, làm việc theo pháp luật, tạo năng lực đánh giá đúng đắn và thực hiện các hành vi trong xã hội. Những năm qua ởnước ta, nhiều người

dân chưa nhận thức đúng và đầy đủ về pháp luật quyền tác giả, ít quan tâm tới pháp luật. Do vậy, một sốngười đã vi phạm pháp luật do kém hiểu biết và sự kém hiểu biết về pháp luật đôi khi còn làm cho họ thậm chí không ý thức được rằng quyền, lợi ích hợp pháp của họ có bị vi phạm hay không. Điều này, một mặt làm giảm khảnăng của chủ thể quyền tự bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm, mặt khác cũng góp phần làm tăng khảnăng khiếu kiện bừa bãi, không đủcăn cứ,

không đúng trình tự, thẩm quyền, dẫn đến bất ổn định xã hội. Tình trạng kém hiểu biết pháp luật về quyền tác giả dễ tạo nên tâm lý thờ ơ, lãnh đạm, thậm chí coi

thường pháp luật, dẫn đến có những hành vi xử sự không đúng với quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước bằng luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 40 - 42)