Hợp tác quốc tế trong quản lý, thực thi bảo hộ quyền tác giả

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước bằng luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 42 - 58)

Ngày nay, quyền tác giảđã trở thành một bộ phận của thương mại quốc tế,

đây là vấn đề được đặt ra trên bàn đàm phán của hầu hết các hiệp định kinh tế

sản trí tuệ có liên quan đến Hiệp định buôn bán chung và Hiệp định mậu dịch), NAFTA (Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ) và hàng loạt các hiệp định song

phương với Mỹ và Cộng đồng Châu Âu, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam –

Nhật Bản...

Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệthông tin, đặc biệt là internet, vấn đề bảo hộ quyền tác giả không chỉ là vấn đề của mỗi quốc gia mà nó đã trở

thành vấn đề mang tính chất quốc tế. Trong điều kiện giao lưu văn hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, giá trị khoa học, nghiên cứu, giáo dục của các tác phẩm là các tác giả ở nước phát triển có thể được khai thác, sử dụng

ở một nước đang phát triển, và ngược lại, giá trị văn hóa phong phú, đa dạng của các tác phẩm văn học, nghệ thuật của tác giả của các nước đang phát triển có thể

tìm hiểu và phổ biến ởcác nước phát triển. Do đó, đặt ra nhu cầu hợp tác quốc tế

trong việc bảo hộ quyền tác giả. Bảo hộ quyền tác giả khuyến khích công dân tự

do sáng tạo và phổ biến các tác phẩm văn học và nghệ thuật, thúc đẩy sựgiao lưu, trao đổi văn hóa giữa các quốc gia dựa trên tính đa dạng của nền văn hóa và những quan tâm về công nghệ. Việc trao đổi, hợp tác đó sẽ đem lại cho quốc gia những lợi ích tích cực.

Về nguyên tắc, luật quyền tác giả của một nước chỉ có hiệu lực ởnước đó,

việc bảo hộ quyền tác giả chỉ bó hẹp trong phạm vi của từng nước. Trong khi đó,

tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học ngày càng được sáng tạo ra nhiều hơn, và chúng đã vượt biên giới các nước như một loại hàng hóa, không một ai có thể ngăn cản. Vì vậy, các nước đã phải tiến hành ký kết các hiệp định song phương, đa phương về vấn đềnày để bảo hộ quyền tác giả một cách hữu hiệu.

Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chúng

ta đã tham gia 5 công ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan, và cam kết tại Hiệp định Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ với Liên bang Thụy Sĩ, Hiệp định

Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Việc thực hiện các công ước quốc tế cũng như

các Hiệp định song phương vềlĩnh vực này vừa là thách thức, vừa là thời cơ cho

quốc gia được quy định trong luật quyền tác giả quốc tế, có nghĩa là quyền lợi của cá nhân, tổ chức nước ngoài được đãi ngộ như cá nhân, tổ chức trong nước. Nguyên tắc này là nền tảng trong quan hệ mậu dịch quốc tế đối với việc bảo hộ

quyền lợi cho tác phẩm và sản phẩm văn hóa.

Trong “tầm nhìn và định hướng chiến lược của WIPO”, Tổng giám đốc

WIPO đã khẳng định: Sở hữu trí tuệcó ý nghĩa trung tâm đối với sựtăng trưởng kinh tế và thịnh vượng bao nhiêu thì sự thách thức trong việc xây dựng hệ thống sở hữu trí tuệ quốc tếđể sao cho nó trở thành công cụ phát triển kinh tế và xã hội sẽ càng lớn bấy nhiêu. Thêm vào đó, trong khi nhấn mạnh lợi ích kinh tế của những sáng tạo thuộc sở hữu trí tuệ thì cũng nhất thiết phải dành một vị trí thích

đáng cho các khía cạnh văn hóa tuy ít cụ thể hơn về kinh tế nhưng có tầm quan trọng không kém, cụ thể là cho niềm vui nghệ thuật và trí tuệ mà những sự sáng tạo đó mang lại, làm giàu cho cuộc sống hàng ngày và nền văn hóa trường tồn của chúng ta.

Bảo hộ quyền tác giả là một lĩnh vực còn mới mẻ ở các quốc gia đang phát

triển, trong đó có Việt Nam. Thông qua hợp tác quốc tế, các quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, với kinh nghiệm lâu năm trong

việc bảo hộ quyền tác giả, có thể giúp đỡ các quốc gia đang phát triển về chuyên môn, kỹ thuật, tài chính để bảo hộ quyền tác giả đạt hiệu quả.

1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giảở một số quốc gia trên thế giới

1.5.1. Quản lý nhà nước bng pháp lut v quyn tác gi mt snước trên thế gii.

Hoạt động bảo hộ quyền tác giả đã ra đời cách đây gần 300 năm và ngày

càng phát triển. Cho đến nay, hầu như quốc gia nào cũng đã thiết lập hệ thống bảo hộ quyền tác giả cho quốc gia mình. Mỗi quốc gia xây dựng hệ thống bảo hộ

quyền tác giả với những nét riêng phù hợp nhưng đều có những điểm chung, cơ

bản giống nhau, đó là: Hệ thống các quy định của pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; Hệ thống các cơ quan có thẩm

quyền liên quan đến thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; Hệ thống các tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan.

Tham khảo hệ thống bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan của một số quốc

gia giúp chúng ta rút ra được những kinh nghiệm bổ ích trong hoạt động quản lý

nhà nước bằng pháp luật ởnước ta. Việc tham khảo này sẽđược xem xét trên khía

quy định của pháp luật; cơ quan thực thi; cơ quan quản lý và hệ thống các tổ chức

đại diện quyền tác giả, quyền liên quan.

Hoa Kỳ: có Luật Bản quyền (Luật số 17 Bộ luật Hợp chủng quốc Hoa Kỳ). Hệ thống các cơ quan thực thi bao gồm Bộ An ninh nội địa, Cục Điều tra Liên bang, BộTư pháp, Bộ Ngoại giao…Để kết nối giữa các cơ quan thực thi toàn Liên bang, Hoa Kỳ thành lập Trung tâm điều phối quyền tác giả thuộc Bộ An ninh nội

địa. Trung tâm có nhiệm vụ tiếp nhận các khiếu nại, các thông tin vi phạm về

quyền tác giả, quyền liên quan; hợp tác các cơ quan để giải quyết. Trung tâm

thường xuyên tổ chức trao đổi thông tin và tổ chức đào tạo, cung cấp các phương

tiện kỹ thuật để phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát chống vi phạm Tài chính của Trung tâm do Quốc hội cấp trực tiếp. Cơ quan quản lý quyền tác giả Hoa Kỳ

trực thuộc Thư viện Quốc hội có khoảng 630 nhân viên, thực hiện chức năng quản lý Luật quyền tác giả, đăng ký tác phẩm, cung cấp thông tin…Mỗi năm, cấp giấy chứng nhận đăng ký khoảng một triệu tác phẩm, đối tượng quyền liên quan.

Hệ thống quản lý tập thể: Hiệp hội tác giả, nhà soạn nhạc và nhà xuất bản Hoa Kỳ(ALCS), Cơ quan đăng kí tác giả (The Authours Registry), Hiệp hội âm nhạc phát thanh, truyền hình (BMI), Trung tâm cấp phép bản quyền (Copyright

Clearance center), Cơ quan cấp phép quyền xuất bản Liên hiệp nhà văn quốc gia (National Writer Union Publications Right Clearinghouse)…

Singapore: Singapore có Luật quyền tác giả, cơ quan sở hữu trí tuệ

Singapore (IPOS) trực thuộc Bộ Công nghiệp. Năm 2000, Cơ quan được chuyển

đổi thành cơ quan nửa tự chủ theo luật, ngoài những chức năng khác cơ quan này được giao trách nhiệm quản lý hệ thống sở hữu trí tuệ ở Singapore. Trên mặt trận thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan trước tiên chịu trách nhiệm thực thi trong

nước là Chi nhánh quyền sở hữu trí tuệ - một phòng về tội phạm đặc biệt thuộc Cục điều tra hình sự, trong khi đó việc thực thi tại biên giới do Cục thuế và Hải quan thực hiện. Trong lĩnh vực giáo dục, Singapore tiến hành chiến dịch giáo dục

công chúng dưới sự chỉ đạo của cơ quan Sở hữu trí tuệ Singapore và Hội đồng Khoa học và công nghệ quốc gia, nhằm mục đích tăng cường nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ.

Singapore nhận ra tầm quan trọng của tài sản quyền tác giảđối với nền kinh tế của họ, vừa như là nguồn tài nguyên quốc gia và là nhân tốthu hút đầu tư nước

ngoài. Để phát triển quyền tác giảnhư một tài sản có tính chiến lược và khảnăng

cạnh tranh, Singapore đã thông qua chính sách ủng hộ tích cực đối với quyền tác giả nhằm phát triển các ngành công nghiệp có giá trịgia tăng và hàm lượng trí tuệ

sáng tạo cao.

Pháp: Bộ luật Sở hữu trí tuệ quy định cho tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền tác giả, một hệ thống thực thi gồm: Công an, Hải quan, Tòa án dân sự, Tòa án hình sự; cơ quan quản lý quyền tác giả thuộc Bộ văn hòa

và Pháp ngữ. Có một số tổ chức quản lý tập thể như Hiệp hội tác giả văn học, Hiệp hội tác giả nghệ thuật tạo hình, Hiệp hội tác giả, nhà soạn nhạc và nhà xuất bản âm nhạc, Hiệp hội các tác giả và nhà soạn nhạc đối với tác phẩm nhạc kịch, Hiệp hội quản lý quyền sao chép của tác giả, nhà soạn nhạc và các nhà xuất bản âm nhạc…

Thái Lan: Đạo luật quyền tác giả số2537 ban hành năm 1994; cơ quan thực thi gồm: Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, Cục Hải quan Hoàng Gia, Cục điều tra

đặc biệt. Tòa án Sở hữu trí tuệ và thương mại quốc tế trung tâm được thành lập

năm 1997. Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Thương mại, thành lập 1992, quản lý quyền tác giả, sáng chế và các đối tượng sở hữu trí tuệ khác. Cục sở hữu trí tuệ thúc đẩy việc khai thác, sử dụng tài sản trí tuệ nhằm mục đích thương mại và phối hợp với các cơ quan chính phủ có liên quan tổ chức các hoạt động thực thi. Thái Lan tiến hành các chiến dịch chống hàng sao chép lậu, nâng cao nhận thức công chúng về ảnh hưởng của hàng sao chép lậu, nâng cao nhận thức công chúng về

ảnh hưởng của hàng sao chép lậu đối với xã hội, khuyến khích công chúng sử

dụng hàng hóa có bản quyền. Hệ thống tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan: Công ty TNHH QTG âm nhạc, Công ty TNHH quyền ghi âm.

Trung Quốc: có Luật quyền tác giả; Hệ thống các cơ quan thực thi: Công an, hải quan, có Tòa về sở hữu trí tuệ trong đó có tòa chuyên trách về quyền tác giả, cơ quan quản lý quyền tác giả trực thuộc Hội đồng nhà nước, cơ quan quản lý quyền tác giảởtrung ương và địa phương; Hệ thống tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan: có hiệp hội quyền tác giả, hiệp hội quyền tác giả âm nhạc. Từ năm 2005 đến nay, hàng năm Chính phủ Trung Quốc ban hành các chiến lược bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có các kế hoạch cụ thể cho từng lĩnh vực.

Nhật Bản: có Luật quyền tác giả; Hệ thống các cơ quan thực thi: Công an, hải quan, cơ quan quản lý quyền tác giả thuộc cơ quan Ngoại giao văn hóa; Hệ

thống tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan: có hiệp hội các tác giả, nhà soạn nhạc và nhà xuất bản, hiệp hội các nhà văn, trung tâm quyền sao chụp, hiệp hội công nghiệp ghi âm, trung tâm quản lý quyền của người biểu diễn…

Hàn Quốc: có Luật quyền tác giả; Hệ thống các cơ quan thực thi: Công an, hải quan, cơ quan quản lý quyền tác giả thuộc Bộvăn hòa và du lịch; Hệ thống tổ

chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan: hiệp hội quyền tác giả âm nhạc, hiệp hội những người biểu diễn nghệ thuật, hiệp hội nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình…

Từ thực tiễn xây dựng và quản lý quyền tác giả, quyền liên quan của các

nước, có thể thấy rằng:

- Về hệ thống pháp luật: Các nước trên thế giới đều quản lý hoạt động quyền tác giả, quyền liên quan thông qua hệ thống các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan. Hầu hết các nước đều xây dựng một luật riêng về quyền tác giả, quyền liên quan. Một sốít nước gộp tất cả các đối tượng của sở hữu trí tuệ vào một bộ

luật sở hữu trí tuệtrong đó có quyền tác giả, quyền liên quan.

- Hệ thống cơ quan thực thi gồm công an, hải quan, tòa án. Xu hướng có nhiều quốc gia hướng tới việc thành lập các cơ quan chuyên trách được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm, được trao những quyền hạn đặc biệt: thực thi và cưỡng

chế thực hiện pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan như Thái Lan, Trung

Quốc.

- Về hệ thống cơ quan quản lý quyền tác giả: Hầu hết các nước đều bố trí

cơ quan quản lý quyền tác giả thuốc hệ thống cơ quan công quyền, chưa có nước nào thiết lập dạng tư nhân. Qua thống kê số liệu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế

giới, có tới trên 130 nước có cơ quan quản lý quyền tác giả, quyền liên quan độc lập với cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp.

1.5.2. Mt s kinh nghim có th vn dng Vit Nam

Trong điều kiện kinh tế, xã hội có nhiều thay đổi như hiện nay, các nhà lập

pháp đang phải đối diện với rất nhiều vấn đề, thay vì phải đối diện với những giải

pháp có nguy cơ kém khả thi, họ có thể khai thác, nghiên cứu, tham khảo, vận dụng, rút kinh nghiệm từ những quy định pháp luật của nước ngoài. Những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trong khu vực hoặc thế giới có thể áp dụng, vận dụng linh hoạt để trở thành giải pháp đơn giản, ít tốn kém mà lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, có những nguyên tắc và cơ chế điều chỉnh pháp luật chỉ có thể hoạt

động có hiệu quả trong một sốđiều kiện đặc thù của từng quốc gia, vì vậy có thể

không phù hợp, thậm chí gây nguy hiểm đối với một sốnước có truyền thống và loại hình xã hội khác. Vì vậy, khi chúng ta học hỏi kinh nghiệm pháp luật nước ngoài cần hết sức xem xét và thận trọng sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước ta.

Học tập và rút kinh nghiệm các nước, Việt Nam đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống pháp luật về quyền tác giả, đáp ứng được điều kiện phát triển trong

nước và phù hợp với thông lệ, luật pháp quốc tế. Hệ thống cơ quan quản lý nhà

nước về pháp luật trực thuộc hệ thống cơ quan công quyền, thống nhất quản lý từ

trung ương đến địa phương. Việt Nam cũng xây dựng và phát triển hệ thống tổ

chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan hay còn gọi là tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả.

Tiểu kết Chương 1

Những thành quả trí tuệ do con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo với hàm lượng chất xám của lao động được kết tinh ở các tác phẩm văn học, nghệ

thuật, khoa học được thừa nhận là tài sản trí tuệ. Sở hữu tài sản trí tuệ hay sở hữu trí tuệ là phạm trù rộng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có quyền tác giả và quyền liên quan. Hoạt động bảo hộ quyền tác giả là một trong những nhiệm vụ quan trọng khi thực hiện các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Hoạt động bảo hộ quyền tác giả nhằm mục đích khuyến khích sáng tạo, thu hút và bảo hộ đầu tư, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thông qua đó, công chúng được tiếp cận và hưởng thụ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có giá trị. Thực hiện quản lý hoạt động bảo hộ quyền tác giả, Nhà nước sử dụng công cụ quan trọng, có tính hệ thống, và hiệu quả cao, đó chính là pháp luật. Thông qua pháp luật, Nhà nước tác động vào các đối tượng, và chủ thể của quyền tác giả để định hướng cho hoạt động bảo hộ quyền tác giả vận động, phát triển theo những mục tiêu nhất định trong từng giai đoạn.

Trong nền kinh tế khoa học kỹ thuật số phát triển không ngừng, hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước bằng luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 42 - 58)