Một số căn nguyên chung của cách ạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước bằng luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 79 - 83)

2020

2.3.7. Một số căn nguyên chung của cách ạn chế

Quyền tác giả là một lĩnh vực mới ở Việt Nam cho nên nhận thức và hiểu biết của các cơ quan quản lý, sự thống nhất quản lý, chỉđạo của các cấp chưa dầy

đủ, ý thức chấp hành và hiểu biết của nhân dân, kể cả các tác giả và tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan còn thấp. Từđó, việc quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả còn có những hạn chế, đặc biệt là việc thực thi các quy

định của pháp luật về quyền tác giả. Tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực với các hình thức và mức độ khác nhau, nhất là trong lĩnh vực âm nhạc, văn học, chương trình máy tính, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát

động sáng tạo, môi trường đầu tư, phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các tác giả, các chủ thể quyền chưa thực sự quan tâm đến việc bảo vệ quyền của mình, các thiết chế hỗ trợ thực thi quyền tác giả chưa thực sự vào cuộc. Nhiều tổ chức hiệp hội chưa nhận thức được sự cần thiết phải đứng ra bảo vệ quyền lợi của các thành viên, ý thức chấp hành pháp luật của phần lớn nhân dân trong xã hội chưa cao. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo hộ quyền tác giả. Việc xử lý các hành vi vi phạm của các cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện một cách nghiêm

túc. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chưa đồng bộ, thiếu kinh nghiệm và chưa đủ mạnh mẽ về chuyên môn cũng như các phương tiện cần thiết để có khả năng

xử lý các vi phạm một cách hữu hiệu. Vai trò các cơ quan thực thi pháp luật chưa được phát huy một cách hữu hiệu. Những tồn tại trên có nguyên nhân chính là do:

cơ chế bảo đảm thực thi chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế,

phương thức tổ chức các hoạt động và sự phối hợp của các thiết chế trong hệ thống bảo đảm thực thi chưa thực sự hiệu quả; sự hiểu biết và ý thức pháp luật của cộng

đồng xã hội đối với vấn đề của bảo hộ quyền tác giả còn nhiều hạn chế; bản thân các chủ thể hưởng quyền tác giả chưa thực sự tích cực, chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.

Tiểu kết Chương 2

Quyền tác giảlà lĩnh vực phức tạp và tương đối mới mẻđối với Viêt Nam. Trải qua hơn 15 năm thi hành Luật sở hữu trí tuệ 2005 về quyền tác giả, quyền

liên quan, chúng ta đã đạt được những kết quảđáng tự hào. Luật Sở hữu trí tuệ và

các văn bản hướng dẫn thi hành về quyền tác giả, quyền liên quan đã tiến gần tới chuẩn mực quốc tế, đặt nền móng pháp lý cho việc thiết lập cơ chế bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và bộ máy vận hành cơ chế đó. Các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; về cơ bản, đã đi vào cuộc sống, đóng vai trò

tích cực, thúc đẩy sáng tạo văn học, nghệ thuật và khoa học, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sáng tạo, nhà sử dụng và công chúng thụ hưởng. Các quyền cơ

bản gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan được tôn trọng, từ quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm do mình sáng tạo, quyền công bố, quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm, bảo vệ toàn vẹn tác phẩm, đến quyền được hưởng nhuận bút, thù lao và các lợi ích vật chất do việc cho phép sử dụng tác phẩm để biểu diễn, xuất bản, phát thanh, truyền hình, trưng bày, triển lãm, dựng phim, xây dựng chương trình

sân khấu...

Hệ thống cơ quan quản lý và thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đã được hình thành với tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa

phương.

Hoạt động thanh, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần đưa pháp luật quyền tác giả, quyền

liên quan vào đời sống, khuyến khích hoạt động sáng tạo và sử dụng thành quả

sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan đã được tăng cường, triển khai đến các đối tượng có liên quan. Giới khai thác, sử

dụng và công chúng đã có nhận thức và bước đầu thể hiện sự tôn trọng bản quyền trong các hoạt động khai thác, sử dụng, phổ biến tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản

ghi âm, ghi hình và chương trình phát sóng thông qua việc thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận và trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan ở hầu hết hình thức sử dụng từ báo chí, xuất bản, sân khấu, âm nhạc, điện ảnh, tạo hình, kiến trúc, đến phát thanh, truyền hình, sản xuất bản ghi âm - hình.

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ nêu trên, vẫn còn tồn tại những hạn chế bất cập nhất định: từ vấn đề nhận thức chung của cộng động về bảo hộ quyền tác giả còn hạn chế, chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền tác giả. Bản thân các chủ thể quyền có quyền và người sử dụng đối tượng thuộc quyền của người khác

chưa có hiểu biết về pháp luật quyền tác giả hoặc ý thức tuân thủ còn kém; các chủ thể quyền chưa chủđộng thực hiện bảo vệ quyền và tài sản của mình, mà còn mang nặng tâm lý trông chờ, ý lại vào Nhà nước.

Bộ máy thực thi bảo hộ quyền tác giả chưa được hoàn thiện và tăng cường

đủ sức đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ. Hệ thống cơ quan quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm nhiều cơ quan từ Trung ương đến địa

phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả thực thi còn hạn chế. Đội ngũ cán

bộ quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan còn thiếu và kiêm nhiệm nhiều công việc. Các SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch không có biên chế quản lý quyền tác giả, quyền liên quan, đa số bố trí cán bộ kiêm nhiệm dẫn đến mức độ

chuyên sâu của nhân lực quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan còn hạn chế.

Hệ thống tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan mới được hình thành, hoạt động còn thiếu chuyên nghiệp, thiếu quy phạm điều chỉnh, thiếu nhân lực, vật lực, cơ sở vật chất.

Vì vậy, việc kiến nghịđưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo hộ và thực thi quyền tác giả trong thời gian tới là vô cùng cần thiết.

CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước bằng luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 79 - 83)