Quan điểm khoa học

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước bằng luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 85 - 87)

2020

3.1.2. Quan điểm khoa học

Quản lý nhà nước bằng pháp luật nói chung, quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sở hữu công nghiệp và kinh tế tri thức. Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa, mở cửa, hội nhập với thế

giới và khu vực, nhà nước đóng vai trò là định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế, đảm bảo thống nhất các lợi ích cơ bản trong xã hội. Khoa học pháp lý, cụ thể

là lý luận chung vềnhà nước và pháp luật chứng minh rằng: bất kỳ chính sách nào của nhà nước, chỉ có thể thực hiện và phát huy đầy đủ, có hiệu quả nhất khi được xác lập dưới một hình thức pháp luật nhất định. Sở dĩ như vậy, vì tính tổ chức và

điều chỉnh phổ biến của pháp luật là công cụ đảm bảo hữu hiệu cho sự quản lý của nhà nước trên phạm vi toàn xã hội.

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền, chủđộng hội nhập khu vực và quốc tế, hoạt động thương mại hóa tài sản trí tuệ nói ngày càng phát triển sôi động, diễn biến phức tạp, cần phải tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đểngăn chặn những hoạt động lệch lạc, những

tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thịtrường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, lợi ích của nhà nước, của quốc gia, dân tộc.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả vừa liên quan đến những lý luận cơ bản của khoa học pháp lý, vừa là lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành. Vì thế nghiên cứu vấn đề tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về

quyền tác giả không chỉcó ý nghĩa về nhận thức mà còn có ý nghĩa phương pháp

luận giúp đánh giá chính xác thực trạng, đề xuất và luận chứng được với tính thuyết phục của các giải pháp tăng cường lĩnh vực quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực này.

Để bảo vệ lợi ích chính đáng của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nói riêng, chủ sở hữu tài sản trí tuệ nói chung, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, khách hàng, cũng như công chúng thưởng thức, và toàn xã hội, quản lý nhà nước bằng pháp

luật về quyền tác giả phải là công cụ pháp lý năng động, nhanh nhạy, đảm bảo tính an toàn cao về mặt pháp lý, tạo hành lang an toàn, môi trường đầu tư thuận lợi để phát triển hoạt động sáng tạo, phát triển kinh tế trí thức. Hơn thế nữa, việc tạo hành lang pháp lý riêng cho hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng đòi hỏi Nhà nước, các Bộ, ngành quản lý phải điều chỉnh, kiểm soát, điều tiết một cách hợp lý, công bằng mối quan hệ giữa nhà đầu tư, tác

giả, chủ sở hữu tài sản trí tuệ, công chúng…làm cho thương mại tài sản trí tuệ

ngày một phát triển, đáp ứng nhu cầu, lợi ích của các chủ thể, cũng như lợi ích của quốc gia, tạo lập môi trường cho giao lưu kinh tế, thương mại quốc tế.

Tuy nhiên nhận thức về tầm quan trọng, thực trạng, nội dung, quan điểm, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực này chưa đầy đủ, thiếu nhất quán, còn bị chi phối bới lợi ích cục bộ của từng Bộ, ngành, địa

phương. Chính vì vậy, cần thống nhất nhận thức, nâng cao quyết tâm chính trị

trong tổ chức thực hiện, quản lý nhà nước về quyền tác giả nhằm tạo được sự

chuyển biến theo kịp yêu cầu quản lý đối với lĩnh vực quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay.

Đối với Việt Nam, việc xây dựng và duy trì một hệ thống bảo hộ quyền tác giả hữu hiệu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc gia nhập WTO buộc chúng ta phải đạt được hai chuẩn mực lớn về nội dung bảo hộ(tính đầy đủ) và hiệu lực thực thi pháp luật (tính hiệu quả) của hệ thống luật sở hữu trí tuệ hiện hành. Như vậy, bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan vừa xuất phát từ nhu cầu tự thân của nền kinh tế - xã hội

nước ta trong quá trình phát triển, vừa là một yêu cầu bắt buộc khi tham gia các quan hệ kinh tế quốc tế và hội nhập.

Trước sức ép của hội nhập, trong điều kiện phát triển các mối quan hệ hợp tác đa phương, pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo môi

trường hợp tác đa phương có hiệu quả. Trong xu hướng đó, pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam không thể tách rời với pháp luật về quyền tác giả của quốc tế, Việt Nam phải có chiến lược xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật của mình

sao cho cơ chếđó phù hợp với những điều kiện trong nước, đồng thời thích ứng với xu hướng hợp tác và hội nhập tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế giới và trong khu vực.

3.2. Giải pháp đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả tại BộVăn hoá, Thể thao và Du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước bằng luật về quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 85 - 87)