Tình hình kinh doanh dịch vụ chuyển phát quốc tế của ViettelPost gia

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ chuyển phát quốc tế của tổng công ty bưu chính viettel (Trang 55 - 66)

giai

Bảng 2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh chuyển phát quốc tế của Viettel Post giai đoạn 2016 – 2020

Đơn vị: tỷ VNĐ Năm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Tăng trưởng so

với năm trước

Nguồn: Phòng Kinh doanh của Viettel Post Qua bảng 2.2, nhìn chung doanh thu có sự tăng mạnh qua các năm, doanh thu tăng dần đều từ 2016 đến 2018 rồi giảm ở năm 2019 nhưng lại tăng mạnh trở lại năm 2020. Cụ thể trong năm 2016 doanh thu đạt hơn 65,608 tỷ đồng và trong năm 2017 doanh thu đạt trên 80,101 tỷ đồng, năm 2018 đặt 89,892 tỷ đồng tương ứng mức tăng trưởng 22% và 12%. Đến năm 2019, mức doanh thu suy giảm 3% tương đương 2,441 tỷ đồng. Nguyên nhân do khủng hoảng toàn cầu dẫn đến lượng tiêu thụ không cao, chiến lược kinh doanh chưa phù hợp.

Sang năm 2020 doanh thu đạt 187,608 tỷ đồng , tăng hơn 100,107 tỷ đồng tức 115% so với năm trước đó. Nguyên nhân là do các ngành khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, toàn cầu hóa, hiện đại hóa các loại hình phương tiện vận chuyện. Trong đó, ảnh hưởng đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự phát triển này nhiều hơn bao giờ hết, với mức tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng các doanh nghiệp bán hàng trên các sàn thương mại quốc tế. Nắm bắt được điều này, công ty đã mở rộng kinh doanh một cách thuận lợi.

Lợi nhuận của công ty cũng tăng trong giai đoạn này. Trong những năm 2016 - 2020 đạt hơn 10 tỷ đổng lợi nhuận mỗi năm. Có thể thấy con số này là chưa thực sự lớn do thị trường mà Viettel Post tập trung chủ yếu là thị trường nội địa. Tuy nhiên, điều này cho thấy công ty vẫn đang kinh doanh tốt và chứng tỏ một điều rằng công ty đã đem lại uy tín và chất lượng hiệu quả làm việc đến với đối tác và khách hàng, tạo sự tin tưởng, mở rộng các mối quan hệ làm ăn lâu dài với tất cả các đối tác trong và ngoài nước. Đây cũng chính là cơ sở để đảm bảo công ăn việc làm cho toàn bộ nhân viên trong công ty.

Hình 2.3. Cơ cấu trung bình sản lượng bưu phẩm chuyển phát quốc tế của Viettel Post năm 2020

Hàng hóa

54% 46%

Thư từ

(Nguồn: Phòng Chuyển phát quốc tế của Viettel Post) Trong năm 2020, có tổng cộng 109.488 đơn hàng chuyển phát quốc tế được diễn ra. Trong số đó, 49.968 đơn hàng là hàng hóa chiếm 46% tỷ trọng sản lượng hàng hóa chuyển phát quốc tế. 54% tương ứng 59.520 đơn hàng là thư từ (các bưu phẩm dưới 0,5kg). Có thể nhận thấy, mặt hàng chủ yếu để khách hàng chuyển phát nhanh quốc tế là thư từ do tính chất quan trọng đặc thù của ngành vận chuyển.

Tỷ lệ chuyển phát thành công của Viettel Post từ 99,3% - 99,5%. Có thể thấy, 0,5-0,7% các đơn chuyển phát quốc tế của Viettel Post bị chuyển hoàn hoặc đến được tay người nhận.

2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh hoạt động chuyển phát quốc tế của Viettel Post

2.3.1. Các yếu tố khách quan

- Môi trường kinh tế:

Viettel Post không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế như: Lãi suất tác động lớn đến chi phí vốn và ảnh hưởng tới chiến lược mở rộng phát triển thị trường quốc tế, Tỷ giá hối đoái tác động lớn đến nguồn cung, chi phí hàng hóa chuyển phát quốc tế, Lạm phát ảnh hưởng lớn đến chi phí tiền lương, lãi suất cũng như khiến Viettel Post đối mặt với chiến lược ra quyết định tăng giá dịch vụ hay giảm chi phí và gặp khó khăn với khoản trả nợ dài hạn tăng thêm khi lạm phát, ….

Tình hình kinh tế khủng hoảng trong những năm gần đây là nguy cơ đối với Viettel Post. Kinh tế toàn cầu biến động đã có ảnh hưởng mạnh khiến cho giao thương buôn bán giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ có sự giảm sút mạnh mẽ. Cũng chính vì thế mà các hoạt động chuyển phát quốc tế của Viettel Post gặp phải những khó khăn và thách thức lớn. Sự sụt giảm nghiêm trọng của thương mại các nước khiến cho nhu cầu về vận tải biển và vận tải hàng không giảm mạnh đặt ra sức ép lớn cho hoạt động chuyển phát quốc tế. Biến động kinh tế cùng làm cho giá xăng dầu thay đổi, làm tăng chi phí vận chuyển của doanh nghiệp. Giá cước vận tải cũng giảm do nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của thế giới giảm.

Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ vẫn tiếp tục ưu tiên chính sách ổn định kinh tế vĩ mô với lạm phát thấp và chính sách này hoàn toàn khả thi. Thực tế, trong nhiều năm trở lại đây cho thấy, lạm phát cơ bản có xu hướng ổn định vững chắc ở mức dưới 2%. Đây là tiền đề để lạm phát, CPI tổng thể được kiềm chế ở mức dưới 4%, bởi các biến động về giá xăng dầu, giá lương thực, thực phẩm thường chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Đặc biệt, với việc triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới chưa có những dấu hiệu khả quan trong những năm tới, giá các hàng hóa cơ bản nhiều khả năng cũng sẽ cũng sẽ ổn định và tốc độ tăng

CPI sẽ xoay quanh mức lạm phát cơ bản. Chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và các nước ở mức thấp cũng sẽ tác động đến việc hạn chế nhu cầu điều chỉnh tỷ giá.

Việc chủ động đối mặt với tình hình kinh tế trong nước cũng như quốc tế trong thời kỳ nền kinh tế có nhiều biến động đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra chiến lược đúng đắn, phù hợp đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển phát quốc tế nói chung và Viettel Post nói riêng.

- Môi trường công nghệ:

Tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật thể hiện thông qua phát minh, ứng dụng chúng vào lĩnh vực ngành đã làm cho công nghệ bên trong của doanh nghiệp nhanh chóng lạc hậu.

Bên cạnh đó, công nghệ làm xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, đó là những đối thủ kinh doanh các sản phẩm có thể thay thế sản phẩm mà Viettel Post đang kinh doanh có thể kể đến các ông lớn cũng trong lĩnh vực này như DHL, Fedex hay UPS.

Tại Việt Nam, những năm gần đây được coi là giai đoạn đánh dấu những bước tiến đáng ghi nhận về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực vận tải thể hiện qua việc gia tăng các giải pháp ứng dụng cục bộ, nhất là sự xuất hiện giải pháp tổng thể có tính tích hợp hệ thống, ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Quá trình hiện đại hóa của các công ty logistics đang bắt được đà phát triển. Phần lớn các công ty logistics đều có các nhà phát triển phầm mềm (developers) và chuyên gia dữ liệu (data scientists). Có thể kể ra ba mảng ứng dụng chính các công nghệ mới:

- Thứ nhất, ứng dụng công nghệ thông tin trong vận tải đường bộ với mục

đích tối ưu hóa năng lực phương tiện, kiểm soát tuyến đường, lịch trình, thời gian cũng như nâng cao tỷ lệ lấp đầy xe hàng.

- Thứ hai, giải pháp tự động hóa kho hàng, dây chuyền chia chọn, giao hàng chặng cuối và chuyển phát nhanh.

- Thứ ba, một số doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống điều hành kết hợp tự động hóa theo nguyên tắc sản xuất tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

Tuy nhiên, dù xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin có tăng, nhưng thực tế như nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa chịu đầu tư nhiều nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động khiến cho các doanh nghiệp khó có thể vận hành hiệu quả, tối ưu chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ.

Các công ty chuyển ohát đang ngày càng trở nên tiên tiến hơn về mặt công nghệ. Ngoài việc đầu tư vào các gói phần cứng hoặc phần mềm, họ cũng đang đầu tư cho bản thân tổ chức mình trở nên nhanh nhẹn hơn về mặt công nghệ. Chỉ có 12% các công ty logistics báo cáo không có các developer (kỹ sư máy tính, lập trình viên, vv), 14% đã có hơn 100. Ngoài ra, 57% các công ty logistics phản hồi là họ đang sử dụng các chuyên gia dữ liệu.

Do đó, Viettel Post cần tập trung nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ để bắt kịp đà tăng trưởng của thời đại cũng như đẩy mạnh cạnh tranh với các hãng chuyển phát đối thủ trong thời buổi kinh tế thị trường đầy tình cạnh tranh hiện nay.

- Môi trường tự nhiên:

Việt Nam nằm ngay cạnh biển Đông - "cầu nối" thương mại đặc biệt quan trọng trên bản đồ hàng hải thế giới. Trong 39 tuyến đường hàng hải hiện đang hoạt động trên thế giới thì có 29 tuyến đi qua địa phận biển Đông. Xét về vị trí địa lý chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế, biển Đông rất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực châu Á nói riêng và trên thế giới nói chung.

Đối với Việt Nam, dọc theo 3.260km bờ biển Đông có nhiều khu vực xây dựng cảng biển, trong đó, một số nơi có thể xây dựng cảng nước sâu. Cùng với sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) cho phép vùng biển và ven biển Việt Nam có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập

khẩu tới mọi miền đất nước một cách nhanh chóng và thuận lợi. Hàng hóa xuất và nhập khẩu của Việt Nam không cần quá cảnh qua những nước láng giềng.

Trên bản đồ hàng không Đông Nam Á, 3 cảng trong số những cảng lớn nhất thế giới bao gồm Singapore, Hồng Kông và Cao Hùng (Đài Loan) hay thủ đổ của tất cả các nước thuộc ASEAN đều cách Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh gần 2 giờ bay.

Việt Nam nằm trên tuyến đường bộ Xuyên Á dài 140.479km. Trong đó, chiều dài tuyến đường này trên lãnh thổ Việt Nam là 2.678km. Việt Nam cũng nằm trên Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC). Về mặt địa lý, trục chính của hành lang là tuyến đường bộ dài 1.450km.

Việt Nam cũng nằm trên tuyến đường sắt Xuyên Á đi từ Singapore, qua Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Côn Minh (Trung Quốc). Tuyến đường sắt Xuyên Á dài khoảng 114.000km, nối liền 28 quốc gia, được đánh giá là một trong những dự án giao thông chủ yếu của ASEAN nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa và du lịch của các nước trong khu vực.

- Môi trường chính phủ (luật pháp – chính trị):

Công tác hoàn thiện quy định pháp luật thời gian qua đã được Chính phủ quan tâm. Thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, nhất là việc thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đòi hỏi phải có những quy định phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho ngành dịch vụ logistics phát triển, đẩy mạnh đầu tư trong nước và hợp tác quốc tế.

Việt Nam có nhiều các văn bản pháp luật, thông tư, nghị định áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải. Sau một thời gian dài phát triển, dịch vụ vận tải đã được thể chế hóa trong Luật Thương mại 2005 (Sau đây gọi là LTM 2005). Với việc ban hành Nghị định số 163/2017/NĐ-CP và Chỉ thị 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho dịch vụ vận tải phát triển. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn thực hiện, các văn bản

pháp lý điều chỉnh dịch vụ vận tải đã bộc lộ những bất cập làm hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này gây không ít khó khăn cho hoạt động chuyển phát quốc tế của Viettel Post.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 nhằm đưa ngành này vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

Chính phủ Việt Nam đã và đang nghiên cứu sửa đổi một số quy định, bổ sung về dịch vụ logistics tại Luật Thương mại, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động logistics; sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới. Bao quát toàn diện các dịch vụ logistics, nội luật hóa các cam kết quốc tế về logistics...

Đồng thời, Việt Nam cũng đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho dịch vụ vận tải thông qua việc đăng cai, tổ chức các hội thảo, hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics; Học hỏi kinh nghiệm nước ngoài trao đổi cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ logistics.

Đối với môi trường quốc tế, các quốc gia đều có những chính sách, quy định và luật lệ riêng cho việc vận chuyển hàng hóa quốc tế nên Viettel Post cần nghiên cứu, tìm hiểu những quy tắc này để đấy mạnh hoạt động chuyển phát của doanh nghiệp ra thế giới.

- Môi trường toàn cầu:

Hệ thống logistic của Việt Nam về đường bộ đã thực hiện 4.200km tuyến đường liên thông qua các nước ASEAN. Về đường sắt, Việt Nam cam kết hoàn tất các tuyến đường sắt đến Lào và Cambodia vào năm 2020. Về đường thủy, Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác với Cambodia và Thái Lan, cho phép các nước này tiếp cận cảng Cái Mép - Thị Vải. Về hàng không, Việt Nam đã xây dựng 30 cảng hàng không mới và bổ sung thêm các chuyến bay đến 16 lãnh thổ.

Ngoài ra, Việt nam tiến hành kết nối hành lang Đông Tây nhằm phát triển vận tải qua các nước ASEAN tại các tuyến đường và đầu mối quan trọng như đèo Hải vân, Quốc lộ 9, cảng Tiên Sa, Đà Nẵng và ký hiệp định giao thương biển cảng với các nước như Myanmar, Lào, Thái Lan.

Mặc dù ngành hải quan Việt Nam đã kết nối với một số nước như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia… nhưng mới đang dừng lại ở mức độ kỹ thuật, chưa đi vào ứng dụng.

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước là định hướng mở cửa kinh doanh dịch vụ vận tải, dẫn đến cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực chuyển phát quốc tế do có sự góp mặt của cả những doanh nghiệp nước ngoài.

Bên cạnh việc đem lại nhiều thách thức cho doanh nghiệp, đây cũng có thể coi như cơ hội cho Viettel Post học hỏi, đúc rút kinh nghiệm để bứt phá khỏi vùng an toàn đồng thời hoàn thiện hoạt động kinh doanh.

2.3.2. Các yếu tố chủ quan

- Cơ sở vật chất kĩ thuật:

Viettel Post cần đầu tư, trang bị thêm xe nâng, các xe chuyển chở, container mới để đảm bảo an toàn của hàng hóa vì hệ thống xe hàng của Viettel Post cũng đã già, yếu đi nên cần thường xuyên đổi mới và nâng cấp để đáp ứng kịp thời trong việc giao - nhận hàng hóa và giảm chi phí thuê ngoài giúp công ty có lợi nhuận cao hơn.

Viettel Post nên chú trọng đầu tư phát triển các trang thiết bị điện tử tiên tiến, hiện đại để đáp ứng được tốc độ phát triển của dịch vụ chuyển phát quốc tế cũng như có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân viên trong quá trình xử lý, giải quyết công việc.

- Trình độ lao động:

Đội ngũ nhân viên trong công ty đều có trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên, nắm chắc kiến thức nghiệp vụ chuyển phát quốc tế và kinh nghiệm phù hợp từng vị trí.

Trình độ nhân viên là rất quan trọng, góp phần vào thành công của công ty, vì vậy công tác đào tạo nhân sự được công ty hết sức chú trọng, quan tâm. Với định hướng xây dựng một đội ngũ nhân viên vững mạnh có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, yêu thích công việc, công ty đã tăng cường bổ sung những buổi tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày cho nhân viên thuộc bộ phận nghiệp vụ. Thêm vào đó, công ty cũng tiến hành tuyển dụng nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mà công ty đang hoạt động cũng như thường

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ chuyển phát quốc tế của tổng công ty bưu chính viettel (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w