4. Kết cấu đề tài
2.3. Đặc điểm thị trường và khách hàng của Công ty
Đặc điểm thị trường
Hiện nay, công ty cổ phần công nghệ COD quốc tế đang tập trung vào phân phối sản phẩm ở trong nước, công ty sẽ là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và thị trường tiêu dùng. Thị trường mà công ty hướng đến là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tại đây có rất nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động, đồng thời mỗi doanh nghiệp không có khả năng chi phối hay ảnh hưởng đến giá cả thị trường và toàn bộ sản phẩm đồng nhất. Công ty tập trung vào một đoạn thị trường tiềm năng đó chính là thị trường các thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,..) và đang có xu hướng ngày một mở rộng hơn sang các tỉnh lân cận.
Công ty đặt ra chiến lược định vị hiện nay là chiến lược đi sâu vào cải tiến các sản phẩm để đa dạng hóa nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, công ty cũng đảm bảo chất lượng sản phẩm và giao hàng đúng cam kết đơn đặt hàng.
Khu vực tập trung phân phối
Vào những năm đầu tiên, khi TPCN mới được chào bán số người biết và sử dụng thực phẩm chức năng còn rất ít, chỉ tập trung ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị lớn. Ước tính khi đó chỉ có khoảng 500.000 người sử dụng (khoảng 0,5% dân số). Tuy nhiên, số người sử dụng thực phẩm chức năng liên tục gia tăng và tăng nhanh chóng, đến năm 2010 cả nước có khoảng 5,700 triệu người sử dụng (chiếm 6,6% dân số) ở khắp 63 tỉnh. Thời điểm COD gia nhập vào ngành TPCN khi đã có rất nhiều người biết đến đây cũng là lợi thế khi công ty không cần phải tốn quá nhiều chi phí để khách hàng biết đến sản phẩm. Hiện nay khách hàng của công ty chỉ tập trung ở các thành phố lớn, số lượng khách hàng tại các tỉnh chỉ chiếm lượng nhỏ: Hồ Chí Minh (23%), Hà Nội (22%), Đà Nẵng (20%), Cần thơ (10%), các tỉnh khác (25%)
Đối tượng khách hàng từ năm 2018 - 2020
- Độ tuổi: 30 – 60 tuổi
- Khu vực: Tập trung chủ yếu Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần thơ, Đà Nẵng
- Thu nhập: Trung đến cao
Từ khi thành lập đến cuối năm 2018 công ty chỉ tập trung phân phối sản phẩm tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,... nhưng bắt đầu từ năm 2019 công ty nhận thấy được nhu cầu mua sản phẩm ở các tỉnh thành phố khác cũng khá lớn. Từ đó, bên cạnh việc tập trung vào cách thành phố lớn, công ty dần mở rộng kênh quảng cáo ra tất cả các tỉnh thành Việt Nam.
Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, có sự cạnh tranh gay gắt trong ngành TPCN. Đối thủ cạnh tranh công ty cổ phần công nghệ COD quốc tế là công ty TNHH thương mại và truyền thông NQA. NQA được thành lập vào 16/1/2019 cũng là công ty thương mại các dòng thực phẩm chức năng trong đó có 2 dòng sản phẩm là TPCN dạ dày Vitos và TPCN sinh lý Gen-x. Hai dòng sản phẩm này cũng chung đối tượng khách hàng mục tiêu với COD. NQA có trụ sở chính tại Hà Nội và có 10 chi nhánh tại các tỉnh thành phố như: Hà Nội, Hà Nam, Bắc Giang.
Thời gian gia nhập vào thị trường của công ty TNHH thương mại và truyền thông NQA là chưa lâu nhưng doanh số cho 2 dòng sản phẩm của công ty cũng rất ổn định, giao động từ 18 – 25 triệu/tháng, sản phẩm mà công ty NQA cung cấp có giá rất cạnh tranh so với COD (chênh lệch từ 100.000 – 200.000 đồng) và hiện công ty cũng đang cung cấp việc làm cho hơn 1000 lao động.
Thêm vào đó, hiện nay các công ty chuyên cung cấp sản phẩm TPCN đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh cực lớn từ thị trường. Vì hiện nay thị trường TPCN được coi là một thị trường màu mỡ, điều đó làm cho đối thủ của COD ngày càng tăng thêm và đối thủ cạnh tranh của COD chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước.
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing-Mix trongdoanh nghiệp doanh nghiệp